Có áp dụng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với người biểu diễn kèn saxophone hiện nay hay không?
Có áp dụng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với người biểu diễn kèn saxophone không?
Theo Điều 2 Quyết định 14/2015/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp và chế độ bồi dưỡng đối với người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp, bao gồm:
Căn cứ vào đặc thù chuyên môn, mức độ đào tạo và chức năng hoạt động của từng chức danh nghề nghiệp trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, đối tượng hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp được quy định như sau:
a) Người chỉ huy dàn nhạc giao hưởng nhạc vũ kịch, dàn nhạc giao hưởng; diễn viên tuồng, chèo, cải lương, xiếc, múa rối nước, nhạc kịch (Opera), vũ kịch (Ballet), kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể; người biểu diễn nhạc cụ hơi;
b) Người chỉ huy dàn hợp xướng, dàn nhạc sân khấu truyền thống; diễn viên kịch câm, hát dân ca, hát mới, múa rối cạn, múa đương đại, múa dân gian dân tộc, múa hát cung đình, múa tạp kỹ; người biểu diễn nhạc cụ dây, nhạc cụ gõ, nhạc cụ bàn phím; kỹ thuật viên âm thanh, kỹ thuật viên ánh sáng.
2. Đối tượng hưởng chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn gồm người trực tiếp tham gia luyện tập, biểu diễn và phục vụ công tác biểu diễn, bao gồm:
a) Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Người chỉ đạo nghệ thuật buổi diễn chương trình nghệ thuật ca múa nhạc, chỉ đạo nghệ thuật vở diễn sân khấu; trưởng, phó các đơn vị nghệ thuật và trưởng, phó các đoàn biểu diễn trực thuộc;
c) Người làm việc theo chế độ hợp đồng hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Theo quy định thì người biểu diễn nhạc cụ hơi (người biểu diễn kèn saxophone) làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn thuộc một trong các đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp.
Người biểu diễn kèn saxophone được áp dụng phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 14/2015/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn như sau:
Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp
1. Phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp gồm các mức sau đây:
a) Mức phụ cấp 20%, áp dụng đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Quyết định này;
b) Mức phụ cấp 15%, áp dụng đối với đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Quyết định này.
...
Như vậy, người biểu diễn kèn saxophone được áp dụng mức phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp 20%.
Lưu ý: Phụ cấp ưu đãi theo nghề = Mức lương cơ sở x (Hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)) x Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề
Hiện nay có áp dụng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với người biểu diễn kèn saxophone hay không? (Hình từ Internet)
Người biểu diễn kèn saxophone không được áp dụng phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp trong thời gian nào?
Theo khoản 4 Điều 3 Quyết định 14/2015/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn như sau:
Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp
...
4. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp:
a) Đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
b) Đi công tác, học tập trong nước không trực tiếp làm các công việc được phân công thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn liên tục trên 03 tháng;
c) Nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
d) Nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (tính tròn tháng);
đ) Bị tạm giữ, tạm giam theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc thời gian bị đình chỉ công tác (tính tròn tháng);
e) Nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội;
g) Bị đình chỉ công tác;
h) Không trực tiếp làm công tác biểu diễn nghệ thuật mà làm công việc khác từ 01 tháng trả lên.
Theo quy định người biểu diễn kèn saxophone không được áp dụng phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp trong thời gian sau:
- Đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP;
- Đi công tác, học tập trong nước không trực tiếp làm các công việc được phân công thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn liên tục trên 03 tháng;
- Nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
- Nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (tính tròn tháng);
- Bị tạm giữ, tạm giam theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc thời gian bị đình chỉ công tác (tính tròn tháng);
- Nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
- Bị đình chỉ công tác;
- Không trực tiếp làm công tác biểu diễn nghệ thuật mà làm công việc khác từ 01 tháng trả lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?