Chuyên viên về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tham gia thẩm định các văn bản nào?
- Chuyên viên về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tham gia thẩm định các văn bản nào?
- Mối quan hệ giữa Chuyên viên về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế với các cơ quan, tổ chức có quan hệ chính?
- Quyền hạn cụ thể của Chuyên viên về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế?
Chuyên viên về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tham gia thẩm định các văn bản nào?
Tại Bản mô tả vị trí việc làm Chuyên viên về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế thuộc Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định như sau:
Nhiệm vụ, mảng công việc | Công việc cụ thể | Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc |
Xây dựng văn bản | Tham gia soạn thảo dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, đề án, chương trình và các văn bản khác về công tác phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế Hoặc đối với cấp tỉnh: Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo dự thảo Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. | Nội dung soạn thảo, tham gia đúng tiến độ, chất lượng, kế hoạch theo yêu cầu của người giao nhiệm vụ, chủ trì. |
Hướng dẫn | 1. Tham gia hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực hoặc địa phương về công tác phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. 2. Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn, nghiệp vụ; đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương về công tác phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. 3. Tham gia tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm về công tác phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. | 1. Văn bản, tài liệu được ban hành đúng tiến độ, kế hoạch, thời gian và bảo đảm chất lượng theo yêu cầu của cấp trên. 2. Truyền đạt được các nội dung về nghiệp vụ theo phân công để các tổ chức, cá nhân khác hiểu, triển khai được và đạt kết quả. 3. Được cơ quan, tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng đánh giá hoàn thành công việc giảng dạy. |
Kiểm tra, sơ kết, tổng kết | Tham gia tổ chức sơ kết, tổng kết, theo dõi, kiểm tra, phân tích, đánh giá và báo cáo việc thực hiện các văn bản Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực và địa phương về công tác phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. | 1. Đảm bảo theo đúng quy định, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đề ra. 2. Nội dung tham gia đúng tiến độ, chất lượng, kế hoạch theo yêu cầu của người chủ trì. |
Tham gia thẩm định các văn bản | Tham gia thẩm định, góp ý văn bản về công tác phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. | Nội dung tham gia thẩm định, góp ý được hoàn thành theo đúng kế hoạch, chất lượng do người chủ trì giao. |
Theo quy định này thì Chuyên viên về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tham gia thẩm định, góp ý văn bản về công tác phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
Chuyên viên về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tham gia thẩm định các văn bản nào? (hình từ internet)
Mối quan hệ giữa Chuyên viên về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế với các cơ quan, tổ chức có quan hệ chính?
Theo Bản mô tả vị trí việc làm Chuyên viên về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế thuộc Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định như sau:
Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính | Bản chất quan hệ |
Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các cơ quan của Quốc Hội, Đại biểu quốc hội | ● Tham gia các cuộc họp có liên quan. ● Cung cấp các thông tin theo yêu cầu. ● Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn. ● Lấy thông tin thống kê. ● Thực hiện báo cáo theo yêu cầu. |
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan | ● Kiểm tra, hướng dẫn các hoạt động chuyên môn. ● Tham gia các cuộc họp có liên quan. ● Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn. ● Lấy thông tin thống kê. |
Quyền hạn cụ thể của Chuyên viên về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế?
Căn cứ Bản mô tả vị trí việc làm Chuyên viên về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế thuộc Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định như sau:
4- Phạm vi quyền hạn
4.1 Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.
4.2 Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị.
4.3 Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo quy định.
4.4 Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.
4.5 Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của thủ trưởng.
Như vậy, Chuyên viên về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế có các quyền hạn kể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?