Chuyên viên cao cấp về quản lý xúc tiến, quảng bá du lịch cần có kinh nghiệm làm việc thế nào?
Chuyên viên cao cấp về quản lý xúc tiến, quảng bá du lịch có những quyền hạn cụ thể nào?
Theo Phụ lục IIA ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BVHTTDL quy định như sau:
4- Phạm vi quyền hạn
Quyền hạn cụ thể
4.1 Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.
4.2 Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị.
4.3 Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo quy định.
4.4 Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.
4.5 Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của cấp trên.
Theo đó, Chuyên viên cao cấp về quản lý xúc tiến, quảng bá du lịch có những quyền hạn cụ thể sau:
- Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.
- Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị.
- Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo quy định.
- Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.
- Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của cấp trên.
Chuyên viên cao cấp về quản lý xúc tiến, quảng bá du lịch cần có kinh nghiệm làm việc thế nào? (hình từ internet)
Chuyên viên cao cấp về quản lý xúc tiến, quảng bá du lịch cần có kinh nghiệm làm việc thế nào?
Tại Phụ lục IIA ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BVHTTDL quy định Chuyên viên cao cấp về quản lý xúc tiến, quảng bá du lịch cần có kinh nghiệm làm việc như sau:
Kinh nghiệm (thành tích công tác)
- Có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương từ đủ 06 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch chuyên viên chính thì thời gian giữ ngạch chuyên viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).
- Trong thời gian giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương đã chủ trì xây dựng, tham gia thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. Cụ thể:
Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Tổ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hoặc có văn bản giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng của người có thẩm quyền đối với trường hợp không bắt buộc phải thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Tổ soạn thảo theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành.
Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc của Chuyên viên cao cấp về quản lý xúc tiến, quảng bá du lịch?
Tại Phụ lục IIA ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BVHTTDL quy định về tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc của Chuyên viên cao cấp về quản lý xúc tiến, quảng bá du lịch như sau:
(1) Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án, dự án.
Các quy định, văn bản pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án được cấp có thẩm quyền thông qua.
(2) Hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản.
- Văn bản, tài liệu được ban hành đúng tiến độ, kế hoạch, thời gian và bảo đảm chất lượng theo yêu cầu của cấp trên.
- Truyền đạt được các nội dung về nghiệp vụ theo phân công để các tổ chức, cá nhân khác hiểu, triển khai được và đạt kết quả.
- Được cơ quan, tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng đánh giá hoàn thành công việc giảng dạy.
(3) Kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản.
- Văn bản báo cáo kết quả kiểm tra được thực hiện đúng thời hạn quy định.
- Nội dung báo cáo, đánh giá có đề xuất kịp thời, đúng kế hoạch, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(4) Tham gia thẩm định các văn bản.
Nội dung tham gia thẩm định, góp ý được hoàn thành theo đúng kế hoạch, chất lượng do người chủ trì giao.
(5) Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
Đảm bảo quy trình công tác và theo đúng kế hoạch về tiến độ, chất lượng và hiệu quả công việc.
(6) Phối hợp thực hiện.
- Công việc, nhiệm vụ được giao thông suốt, tạo được mối quan hệ công tác phát triển hiệu quả cao.
- Nội dung phối hợp được hoàn thành đạt chất lượng, theo đúng tiến độ kế hoạch.
(7) Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp.
Tham dự đầy đủ, chuẩn bị tài liệu và ý kiến phát biểu theo yêu cầu.
(8) Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân.
Xây dựng, thực hiện kế hoạch theo đúng kế hoạch công tác của đơn vị, cơ quan và nhiệm vụ được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?