Chuyên viên cao cấp về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trong tổ chức hành chính là ai?
- Chuyên viên cao cấp về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trong tổ chức hành chính là ai?
- Chuyên viên cao cấp về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế có nhiệm vụ chính là gì?
- Chuyên viên cao cấp về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế có các quyền hạn nào?
Chuyên viên cao cấp về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trong tổ chức hành chính là ai?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên cao cấp về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trong cơ quan, tổ chức hành chính quy định tại STT 4 Mục III Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV quy định vị trí việc làm Chuyên viên cao cấp về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trong tổ chức hành chính được sử dụng chung với các vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành lĩnh vực tư pháp.
Dẫn chiếu đến Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định như sau:
Chuyên viên cao cấp về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trong tổ chức hành chính là người chủ trì tham mưu, đề xuất chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp về công tác phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế; chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn công tác phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế; chủ trì thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế được phân công.
Chuyên viên cao cấp về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trong tổ chức hành chính là ai? (Hình từ Internet)
Chuyên viên cao cấp về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế có nhiệm vụ chính là gì?
Các nhiệm vụ, công việc của Chuyên viên cao cấp về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trong tổ chức hành chính được quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP bao gồm:
Nhiệm vụ, mảng công việc | Công việc cụ thể |
Xây dựng văn bản | Chủ trì xây dựng dự án, dự thảo văn bản QPPL, đề án, chương trình và văn bản khác về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. |
Hướng dẫn | 1. Chủ trì hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. 2. Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn, nghiệp vụ; đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. 3. Chủ trì tổ chức các chuyên đề tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. |
Kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết | Chủ trì tổ chức sơ kết, tổng kết, theo dõi, kiểm tra, phân tích, đánh giá và báo cáo việc thực hiện các quy định Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án của ngành, lĩnh vực về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế; đề xuất chủ trương, biện pháp, giải pháp khắc phục, xử lý. |
Tham gia thẩm định các văn bản | Tham gia thẩm định, góp ý văn bản về công tác phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. |
Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ | 1. Phòng ngừa tranh chấp đầu tư quốc tế a) Chủ trì nghiên cứu, đề xuất, xây dựng chiến lược, đề án phòng tránh và giảm thiểu tranh chấp quốc tế. b) Chủ trì việc giải quyết vướng mắc, khiếu nại của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật c) Chủ trì tổ chức các hội thảo, tập huấn, phổ biến thông tin về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp quốc tế. d) Chủ trì tiến hành các hoạt động hợp tác, học tập kinh nghiệm của nước ngoài về phòng tránh, giảm thiểu tranh chấp đặc biệt tại các diễn đàn quốc tế như UNCITRAL, ICSID. e) Chủ trì nghiên cứu khoa học về các vấn đề liên quan tới phòng ngừa tranh chấp quốc tế. 2. Giải quyết tranh chấp a) Trực tiếp tham gia giải quyết về mặt pháp lý, nội dung tranh chấp đầu tư quốc tế có liên quan tới Việt Nam được phân công chủ trì bao gồm: chủ trì thương lượng, tham vấn, thỏa thuận các vấn đề quy trình tố tụng, các vấn đề về lựa chọn trọng tài, thuê luật sư, thu thập hồ sơ chứng cứ, phối hợp với luật sư xây dựng các bản đệ trình của phía Việt Nam, xử lý các vấn đề pháp luật trong nước, chủ trì thực hiện các công việc liên quan trước, trong và sau các phiên xét xử, báo cáo cấp trên để xử lý công việc theo đúng quy trình tố tụng. b) Đối với các vụ việc Bộ Tư pháp không được phân công chủ trì: chủ trì thực hiện vai trò đại diện pháp lý theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp. c) Chủ trì nghiên cứu, thực thi phán quyết của Hội đồng trọng tài quốc tế. |
Phối hợp thực hiện | Phối hợp với các đơn vị liên quan và công chức tham mưu hoạch định và thực thi chính sách liên quan đến ngành, lĩnh vực nhiệm vụ được phân công. |
Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp | Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài đơn vị theo phân công. |
Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân. | |
Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên phân công. |
Chuyên viên cao cấp về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế có các quyền hạn nào?
Chuyên viên cao cấp về phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trong tổ chức hành chính có các quyền hạn được quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP bao gồm:
- Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.
- Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị.
- Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo quy định.
- Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.
- Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của thủ trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?