Chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp giữa hai câu lạc bộ thể thao trong nước có phải lập hợp đồng không?
Thể thao chuyên nghiệp là hoạt động thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 44 Luật Thể dục, thể thao 2006 (được bổ sung bởi điểm b khoản 19 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao 2018) quy định về thể thao chuyên nghiệp như sau:
Thể thao chuyên nghiệp là hoạt động thể thao, trong đó huấn luyện viên, vận động viên lấy huấn luyện, biểu diễn, thi đấu thể thao là nghề của mình.
Vận động viên thể thao chuyên nghiệp có quyền và nghĩa vụ gì?
Vận động viên thể thao chuyên nghiệp có quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 45 Luật Thể dục, thể thao 2006 như sau:
"Điều 45. Quyền và nghĩa vụ của vận động viên chuyên nghiệp
1. Vận động viên chuyên nghiệp phải ký hợp đồng lao động với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp.
2. Quyền và nghĩa vụ của vận động viên chuyên nghiệp được thực hiện theo hợp đồng lao động đã ký với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp.
3. Hợp đồng lao động ký giữa vận động viên chuyên nghiệp với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và phù hợp với quy định của tổ chức thể thao quốc tế tương ứng."
Hợp đồng chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp
Chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp có cần hợp đồng chuyển nhượng không?
Việc chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp được thực hiện theo Điều 47 Luật Thể dục, thể thao 2006 như sau:
- Việc chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp giữa hai câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trong nước được thực hiện bằng hợp đồng khi hợp đồng lao động của vận động viên chuyên nghiệp còn hiệu lực.
- Việc chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp giữa câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp Việt Nam và câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật này và các quy định về chuyển nhượng của liên đoàn thể thao quốc tế.
- Trình tự, thủ tục chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp do liên đoàn thể thao quốc gia quy định phù hợp với pháp luật Việt Nam và các quy định của liên đoàn thể thao quốc tế mà mình là thành viên.
Căn cứ quy định trên, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp ký hợp đồng với vận động viên chuyên nghiệp được phép chuyển nhượng vận động chuyên nghiệp của câu lạc bộ mình sang câu lạc bộ chuyên nghiệp khác. Theo đó việc chuyển nhượng này được lập thành hợp đồng chuyển nhượng nếu hợp đồng lao động của vận động viên chuyên nghiệp được chuyển nhượng còn hiệu lực.
Bên cạnh đó, khi lập hợp đồng chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp, các câu lạc bộ chuyên nghiệp thực hiện việc chuyển nhượng cân lưu ý quy định về hợp đồng chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp theo Điều 48 Luật Thể dục, thể thao 2006 như sau:
- Hợp đồng chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thông lệ quốc tế.
- Hợp đồng chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp do các bên thoả thuận bằng văn bản, bao gồm những nội dung sau đây:
+ Đối tượng chuyển nhượng;
+ Các bên tham gia chuyển nhượng;
+ Hình thức và phạm vi chuyển nhượng;
+ Thời gian chuyển nhượng;
+ Giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán;
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng;
+ Trách nhiệm và mức bồi thường của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;
+ Cơ quan giải quyết tranh chấp;
+ Các nội dung khác do các bên thoả thuận.
Như vậy, ta thấy thể thao chuyên nghiệp là hoạt động thể thao, trong đó huấn luyện viên, vận động viên lấy huấn luyện, biểu diễn, thi đấu thể thao là nghề của mình. Vận động viên thể thao chuyên nghiệp được hưởng các quyền và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ theo quy định.
Vận động viên chuyên nghiệp tập luyện, thi đấu ở câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp phải ký hợp đồng lao động với câu lạc bộ chuyên nghiệp. Theo đó, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp được phép thực hiện việc chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp khác, cả trong nước và nước ngoài. Trường hợp chuyển nhượng với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trong nước thì việc chuyển nhượng này phải được lập thành hợp đồng chuyển nhượng hợp đồng lao động của vận động viên chuyên nghiệp còn hiệu lực. Khi lập hợp đồng chuyển nhượng, các bên cần lưu ý phải đảm bảo tuân thủ các nội dung và tuân thủ pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thông lệ quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?