Chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai không đúng quy định thì cá nhân bị xử phạt thế nào?
- Chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai không đúng quy định thì cá nhân bị xử phạt thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai là bao lâu?
- Thủ tục chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai được thực hiện thế nào?
Chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai không đúng quy định thì cá nhân bị xử phạt thế nào?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai không đúng quy định tại điểm h khoản 3, điểm l khoản 6 Điều 58 Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về kinh doanh bất động sản
...
3. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
h) Chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng có sẵn hoặc chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai không đúng quy định;
...
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
l) Buộc chuyển nhượng hợp đồng đúng quy định với hành vi quy định tại điểm h khoản 3 Điều này;
...
Theo điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt
...
3. Trong Nghị định này, mức phạt tiền tối đa được quy định như sau:
...
c) Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59, điểm a khoản 3 Điều 64, Điều 65, khoản 1 (trừ điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo quy định trên, cá nhân chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai không đúng quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.
Đồng thời cá nhân vi phạm còn bị buộc chuyển nhượng hợp đồng đúng quy định.
Nhà ở hình thành trong tương lai (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh bất động sản được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, sản xuất vật liệu xây dựng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm đối với hoạt động xây dựng, quản lý, phát triển nhà.
...
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai là 01 năm.
Thủ tục chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai được thực hiện thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 02/2022/NĐ-CP, thủ tục chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai được thực hiện như sau:
Bước 1: Bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hợp đồng thống nhất lập văn bản chuyển nhượng hợp đồng theo mẫu quy định tại Mẫu số 09 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Văn bản chuyển nhượng hợp đồng phải được lập thành 06 bản (02 bản do chủ đầu tư dự án lưu, 01 bản nộp cho cơ quan thuế, 01 bản nộp cho cơ quan nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận, 01 bản bên chuyển nhượng hợp đồng lưu, 01 bản bên nhận chuyển nhượng hợp đồng lưu).
Trường hợp phải công chứng văn bản chuyển nhượng hợp đồng thì phải có thêm 01 bản để lưu tại tổ chức hành nghề công chứng.
Trường hợp bên chuyển nhượng hợp đồng là doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh bất động sản thì không bắt buộc phải công chứng việc chuyển nhượng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Bước 2: Một trong các bên nộp hồ sơ đề nghị tổ chức hành nghề công chứng thực hiện chứng nhận văn bản chuyển nhượng hợp đồng. Hồ sơ đề nghị công chứng bao gồm:
- Các bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng.
- Bản chính hợp đồng đã ký lần đầu với chủ đầu tư dự án.
Trường hợp chuyển nhượng một hoặc một số nhà, công trình xây dựng trong tổng số nhà, công trình xây dựng đã thuê mua theo hợp đồng thì phải nộp bản chính hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng thể hiện nhà, công trình xây dựng chuyển nhượng đã ký với chủ đầu tư.
- Giấy tờ chứng minh số tiền bên chuyển nhượng hợp đồng đã nộp cho chủ đầu tư dự án.
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực biên bản bàn giao nhà, công trình xây dựng (nếu có).
- Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật về công chứng.
Bước 3: Sau khi thực hiện công chứng (trừ trường hợp không phải công chứng), thì các bên chuyển nhượng hợp đồng có trách nhiệm nộp thuế, phí và lệ phí liên quan đến việc chuyển nhượng hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Sau khi thực hiện công chứng, một trong các bên nộp hồ sơ đề nghị chủ đầu tư xác nhận việc chuyển nhượng hợp đồng. Hồ sơ bao gồm:
- 06 bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng kèm theo bản chính hợp đồng.
Trường hợp chuyển nhượng một hoặc một số nhà, công trình xây dựng trong tổng số nhà, công trình xây dựng đã thuê mua theo hợp đồng thì phải nộp bản chính hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng có thể hiện nhà, công trình xây dựng chuyển nhượng đã ký với chủ đầu tư.
- Giấy tờ chứng minh đã nộp thuế hoặc được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Bước 5: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các giấy tờ quy định tại Bước 4, chủ đầu tư dự án bất động sản có trách nhiệm xem xét, xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng và không được thu bất kỳ khoản kinh phí nào.
Sau khi xác nhận vào các văn bản chuyển nhượng hợp đồng, chủ đầu tư giữ lại 02 bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng và trả lại cho bên nộp giấy tờ 04 văn bản chuyển nhượng hợp đồng kèm theo các giấy tờ đã nhận theo quy định Bước 4.
Lưu ý: Kể từ ngày văn bản chuyển nhượng hợp đồng được chủ đầu tư xác nhận, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng được tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ của bên thuê mua với chủ đầu tư theo hợp đồng đã ký và văn bản chuyển nhượng hợp đồng.
Các trường hợp chuyển nhượng hợp đồng từ lần thứ hai trở đi được thực hiện theo thủ tục nêu trên, bên chuyển nhượng phải nộp đủ hồ sơ của các lần chuyển nhượng trước đó khi làm thủ tục chuyển nhượng.
Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng cuối cùng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?