Chuyển nhượng dự án đầu tư cho đối tượng nào thì không phải kê khai, chịu thuế giá trị gia tăng?
Chuyển nhượng dự án đầu tư cho đối tượng nào thì không phải kê khai, chịu thuế giá trị gia tăng?
Căn cứ khoản 4 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT như sau:
Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
...
4. Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã.
Ví dụ 18: Công ty cổ phần P thực hiện dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất cồn công nghiệp. Đến tháng 3/2014, dự án đầu tư đã hoàn thành được 90% so với đề án thiết kế và giá trị đầu tư là 26 tỷ đồng. Do gặp khó khăn về tài chính, Công ty cổ phần P quyết định chuyển nhượng toàn bộ dự án đang đầu tư cho Công ty cổ phần X với giá chuyển nhượng là 28 tỷ đồng. Công ty cổ phần X nhận chuyển nhượng dự án đầu tư trên để tiếp tục sản xuất cồn công nghiệp. Công ty cổ phần P không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với giá trị dự án chuyển nhượng cho Công ty cổ phần X.
...
Chiếu theo quy định trên thì tổ chức, cá nhân không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng nếu chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã.
Chuyển nhượng dự án đầu tư cho đối tượng nào thì không phải kê khai, chịu thuế giá trị gia tăng? (Hình từ Internet)
Khi chuyển nhượng dự án đầu tư có phát sinh thu nhập, nhà đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ gì?
Nghĩa vụ của nhà đầu tư khi chuyển nhượng dự án đầu tư có phát sinh thu nhập được quy định tại Điều 48 Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau:
Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư
1. Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư của mình cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật Đầu tư.
2. Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng được kế thừa quyền, nghĩa vụ thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư chuyển nhượng. Trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư có phát sinh thu nhập, nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
3. Đối với dự án kinh doanh bất động sản, nhà đầu tư được chấp thuận theo quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 29 của Luật Đầu tư hoặc được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư khi chuyển nhượng dự án theo quy định tại Điều này và tuân thủ nguyên tắc, điều kiện, quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
...
Theo đó, trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư có phát sinh thu nhập thì nhà đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư thì có được kế thừa các ưu đãi đầu tư đối với dự án đó không?
Căn cứ khoản 7 Điều 20 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc áp dụng ưu đãi đầu tư như sau:
Nguyên tắc áp dụng ưu đãi đầu tư
...
7. Ưu đãi đầu tư trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là tổ chức lại tổ chức kinh tế); chia, tách, sáp nhập và chuyển nhượng dự án đầu tư được áp dụng như sau:
a) Tổ chức kinh tế được hình thành trên cơ sở tổ chức lại tổ chức kinh tế hoặc nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư được kế thừa các ưu đãi đầu tư áp dụng đối với dự án đầu tư (nếu có) trước khi tổ chức lại hoặc nhận chuyển nhượng nếu vẫn đáp ứng các điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư;
b) Dự án đầu tư được hình thành trên cơ sở chia, tách dự án đáp ứng điều kiện hưởng mức ưu đãi đầu tư nào thì được hưởng mức ưu đãi đầu tư đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án trước khi chia, tách;
c) Dự án đầu tư được hình thành trên cơ sở sáp nhập dự án được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo các điều kiện hưởng ưu đãi của từng dự án trước khi sáp nhập nếu vẫn đáp ứng điều kiện. Trường hợp dự án được sáp nhập đáp ứng các điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư khác nhau thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo từng điều kiện khác nhau đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại.
...
Như vậy, theo quy định, nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư được kế thừa các ưu đãi đầu tư áp dụng đối với dự án đầu tư (nếu có) trước khi tổ chức lại hoặc nhận chuyển nhượng nếu vẫn đáp ứng các điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?