Chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng nhằm khắc phục khẩn cấp ô nhiễm môi trường có cần sự đồng ý của chủ bằng bảo hộ không?
- Chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng nhằm khắc phục khẩn cấp ô nhiễm môi trường có cần sự đồng ý của chủ bằng bảo hộ không?
- Thẩm quyền quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng thuộc về ai?
- Nguyên tắc xác định giá đền bù đối với việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng khi các bên không thỏa thuận được giá?
Chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng nhằm khắc phục khẩn cấp ô nhiễm môi trường có cần sự đồng ý của chủ bằng bảo hộ không?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 195 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:
Căn cứ và điều kiện bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng
1. Trong các trường hợp sau đây, quyền sử dụng giống cây trồng được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 196 của Luật này mà không cần được sự đồng ý của chủ bằng bảo hộ hoặc người được chủ bằng bảo hộ chuyển giao quyền sử dụng độc quyền (sau đây gọi là người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng):
a) Việc sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh, an ninh lương thực và dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội;
...
Chiếu theo quy định này, việc sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội sẽ không cần sự đồng ý của chủ bằng bảo hộ. (1)
Đồng thời căn cứ Điều 29 Nghị định 88/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội
1. Các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 195 của Luật Sở hữu trí tuệ, bao gồm: khắc phục các trường hợp khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, ô nhiễm môi trường trên diện rộng.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo công khai nhu cầu về giống, tên giống cây trồng, mục đích, lượng giống cần sử dụng, phạm vi, thời gian đáp ứng mục đích chuyển giao và thời hạn nộp hồ sơ đăng ký.
Theo đó, khắc phục khẩn cấp ô nhiễm môi trường là một trong những mục đích đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội được pháp luật quy định. (2)
Từ (1) và (2) có thể kết luận, chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng nhằm khắc phục khẩn cấp ô nhiễm môi trường sẽ không cần sự đồng ý của chủ bằng bảo hộ.
Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội (hình từ Internet)
Thẩm quyền quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng thuộc về ai?
Căn cứ Điều 28 Nghị định 88/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với những giống cây trồng được bảo hộ thuộc các loài cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với những giống cây trồng được bảo hộ sử dụng với mục đích làm thuốc.
Theo quy định này, thẩm quyền quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được xác định như sau:
- Trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với những giống cây trồng được bảo hộ thuộc các loài cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thì thẩm quyền quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng sẽ thuộc về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với những giống cây trồng được bảo hộ sử dụng với mục đích làm thuốc thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng
Nguyên tắc xác định giá đền bù đối với việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng khi các bên không thỏa thuận được giá?
Căn cứ Điều 30 Nghị định 88/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc xác định giá đền bù đối với việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng
Nguyên tắc xác định giá đền bù đối với việc chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng dựa trên quy định như sau:
1. Bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao tự thỏa thuận;
2. Trường hợp các bên không thỏa thuận được, giá đền bù được xác định như sau:
a) Giá trị của hợp đồng chuyển giao cùng giống đó cho một đối tượng khác tại thời điểm gần nhất, tương ứng với thời gian và số lượng giống bị bắt buộc chuyển giao quyền;
b) Giá trị lợi nhuận của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng thu được từ việc sử dụng giống cây trồng đó tương ứng với khối lượng và thời gian giống phải chuyển giao.
c) Trường hợp không có căn cứ quy định tại điểm a, b khoản này, giá đền bù được xem xét dựa trên chi phí thực tế tạo ra giống cây trồng đó.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trưng cầu tổ chức định giá đền bù hoặc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thành lập Hội đồng thẩm định giá đền bù cụ thể cho các trường hợp thuộc khoản 2 Điều này.
Như vậy, trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận về giá đền bù thì giá đền bù được xác định dựa trên một trong những cách sau:
(1) Giá đền bù sẽ dựa trên giá trị của hợp đồng chuyển giao cùng giống đó cho một đối tượng khác tại thời điểm gần nhất, tương ứng với thời gian và số lượng giống bị bắt buộc chuyển giao quyền;
(2) Giá đền bù sẽ tương đương với giá trị lợi nhuận của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng thu được từ việc sử dụng giống cây trồng đó tương ứng với khối lượng và thời gian giống phải chuyển giao.
Trường hợp không có căn cứ áp dụng theo (1) hoặc (2) thì giá đền bù được xem xét dựa trên chi phí thực tế tạo ra giống cây trồng đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?