Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước có phải đăng ký theo quy định của pháp luật không?
- Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước có phải đăng ký theo quy định của pháp luật không?
- Hồ sơ đăng ký chuyển giao công nghệ có bắt buộc có bản chính bản giao kết chuyển giao công nghệ không?
- Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ đối với chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước thuộc về ai?
- Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ được quy định như thế nào?
Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước có phải đăng ký theo quy định của pháp luật không?
Căn cứ khoản 1 Điều 31 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định như sau:
Đăng ký chuyển giao công nghệ
1. Hợp đồng chuyển giao công nghệ và phần chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật này thuộc một trong những trường hợp sau đây phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, trừ công nghệ hạn chế chuyển giao đã được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ:
a) Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam;
b) Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài;
c) Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước hoặc ngân sách nhà nước, trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
...
Theo đó, việc chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, trừ hai trường hợp sau:
- Công nghệ hạn chế chuyển giao đã được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
- Chuyển giao công nghệ đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Tải về mẫu Đơn đăng ký chuyển giao công nghệ mới nhất 2023: Tại Đây
Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước (hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký chuyển giao công nghệ có bắt buộc có bản chính bản giao kết chuyển giao công nghệ không?
Căn cứ khoản 3 Điều 31 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định như sau:
Đăng ký chuyển giao công nghệ
...
3. Hồ sơ đăng ký chuyển giao công nghệ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị đăng ký chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ cam kết trách nhiệm của các bên bảo đảm nội dung hợp đồng tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan;
b) Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực văn bản giao kết chuyển giao công nghệ thể hiện nội dung theo quy định tại Điều 23 của Luật này; trường hợp không có văn bản giao kết bằng tiếng Việt thì phải có bản dịch sang tiếng Việt và được công chứng hoặc chứng thực.
...
Theo quy định này, hồ sơ đăng ký chuyển giao công nghệ không bắt buộc có bản chính bản giao kết chuyển giao công nghệ mà người đăng ký có thể nộp bản sao có chứng thực văn bản giao kết chuyển giao công nghệ.
Lưu ý văn bản giao kết chuyển giao công nghệ phải thể hiện được nội dung theo quy định tại Điều 23 Luật Chuyển giao công nghệ 2017, cụ thể:
- Tên công nghệ được chuyển giao.
- Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm.
- Chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
- Phương thức chuyển giao công nghệ.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Giá, phương thức thanh toán.
- Thời hạn, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
- Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có).
- Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ.
- Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao.
- Phạt vi phạm hợp đồng.
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
- Cơ quan giải quyết tranh chấp.
- Nội dung khác do các bên thỏa thuận.
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ đối với chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước thuộc về ai?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 76/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ
...
2. Đối với chuyển giao công nghệ độc lập và hình thức khác theo quy định của pháp luật:
a) Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ đối với chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài;
b) Sở Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ đối với chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước hoặc ngân sách nhà nước và trường hợp tự nguyện đăng ký theo khoản 2 Điều 31 của Luật Chuyển giao công nghệ đối với chuyển giao công nghệ trong nước.
...
Chiếu theo quy định này, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ đối với chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ.
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ được quy định như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 76/2018/NĐ-CP quy định về thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ như sau:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật Chuyển giao công nghệ 2017, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định 76/2018/NĐ-CP cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ;
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản đề nghị bên đăng ký chuyển giao công nghệ bổ sung;
- Trường hợp hồ sơ có nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền có văn bản đề nghị bên đăng ký chuyển giao công nghệ sửa đổi, bổ sung;
- Trường hợp từ chối, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?