Chuyên gia tham gia khảo sát thực tế và tư vấn cho đoàn đánh giá ngoài cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần điều kiện như thế nào?
- Chuyên gia tham gia khảo sát thực tế và tư vấn cho đoàn đánh giá ngoài cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần điều kiện như thế nào?
- Chuyên gia tham gia khảo sát thực tế và tư vấn cho đoàn đánh giá ngoài cơ sở giáo dục nghề nghiệp có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chuyên gia tham gia khảo sát thực tế và tư vấn cho đoàn đánh giá ngoài cơ sở giáo dục nghề nghiệp không được làm những việc gì?
Chuyên gia tham gia khảo sát thực tế và tư vấn cho đoàn đánh giá ngoài cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần điều kiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Thông tư 27/2018/TT-BLĐTBXH quy định về Điều kiện của chuyên gia tham gia khảo sát thực tế và tư vấn cho đoàn đánh giá ngoài như sau:
Điều kiện, nhiệm vụ, quyền hạn của chuyên gia tham gia khảo sát thực tế và tư vấn cho đoàn đánh giá ngoài
1. Điều kiện đối với chuyên gia tham gia khảo sát thực tế và tư vấn cho đoàn đánh giá ngoài như sau:
a) Có chuyên môn phù hợp với nhóm ngành, nghề đào tạo: Là chuyên gia được đào tạo chuyên môn về nhóm ngành, nghề đào tạo; có ít nhất 05 năm kinh nghiệm tham gia giảng dạy mô-đun, môn học của chương trình đào tạo thuộc nhóm ngành, nghề đào tạo hoặc có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến nhóm ngành, nghề đào tạo;
b) Có hợp đồng lao động làm việc cho tổ chức kiểm định về việc tham gia khảo sát thực tế và tư vấn cho đoàn đánh giá ngoài đối với trường hợp chuyên gia không phải là người làm việc toàn thời gian theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc tối thiểu từ 12 tháng trở lên cho tổ chức kiểm định;
c) Có cam kết về việc đồng ý tham gia khảo sát thực tế và tư vấn cho đoàn đánh giá ngoài và cam kết không vi phạm một trong những trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 15 và Điều 18 Thông tư này.
...
Như vậy, điều kiện đối với chuyên gia tham gia khảo sát thực tế và tư vấn cho đoàn đánh giá ngoài như sau:
- Có chuyên môn phù hợp với nhóm ngành, nghề đào tạo:
+ Là chuyên gia được đào tạo chuyên môn về nhóm ngành, nghề đào tạo;
+ Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm tham gia giảng dạy mô-đun, môn học của chương trình đào tạo thuộc nhóm ngành, nghề đào tạo hoặc có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến nhóm ngành, nghề đào tạo;
- Có hợp đồng lao động làm việc cho tổ chức kiểm định về việc tham gia khảo sát thực tế và tư vấn cho đoàn đánh giá ngoài đối với trường hợp chuyên gia không phải là người làm việc toàn thời gian theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc tối thiểu từ 12 tháng trở lên cho tổ chức kiểm định;
- Có cam kết về việc đồng ý tham gia khảo sát thực tế và tư vấn cho đoàn đánh giá ngoài và cam kết không vi phạm một trong những trường hợp không được tham gia đánh giá ngoài tại cơ sở được đánh giá ngoài quy định tại khoản 5 Điều 15 Thông tư 27/2018/TT-BLĐTBXH và Điều 18 Thông tư 27/2018/TT-BLĐTBXH.
Chuyên gia tham gia khảo sát thực tế và tư vấn cho đoàn đánh giá ngoài cơ sở giáo dục nghề nghiệp (Hình từ Internet)
Chuyên gia tham gia khảo sát thực tế và tư vấn cho đoàn đánh giá ngoài cơ sở giáo dục nghề nghiệp có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Thông tư 27/2018/TT-BLĐTBXH quy định về Nhiệm vụ và quyền hạn của chuyên gia tham gia khảo sát thực tế và tư vấn cho đoàn đánh giá ngoài như sau:
Điều kiện, nhiệm vụ, quyền hạn của chuyên gia tham gia khảo sát thực tế và tư vấn cho đoàn đánh giá ngoài
...
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của chuyên gia:
a) Thực hiện khảo sát thực tế cùng với đoàn đánh giá ngoài, tư vấn cho đoàn đánh giá ngoài đánh giá các tiêu chí, tiêu chuẩn có liên quan đến ngành, nghề đào tạo được phân công phù hợp với chuyên môn của mình; thực hiện các nhiệm vụ do trưởng đoàn phân công và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được phân công;
b) Chuyên gia được tham dự các cuộc họp của đoàn đánh giá ngoài; được đề xuất đánh giá đối với các tiêu chuẩn, tiêu chí liên quan đến ngành, nghề đào tạo được phân công tư vấn; được ghi nhận ý kiến tại báo cáo quá trình thực hiện đánh giá ngoài nhưng không được quyền biểu quyết các kết luận của đoàn đánh giá ngoài.
Như vậy, chuyên gia thực hiện khảo sát thực tế cùng với đoàn đánh giá ngoài, tư vấn cho đoàn đánh giá ngoài đánh giá các tiêu chí, tiêu chuẩn có liên quan đến ngành, nghề đào tạo được phân công phù hợp với chuyên môn của mình. Đồng thời, thực hiện các nhiệm vụ do trưởng đoàn phân công và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
Chuyên gia được tham dự các cuộc họp của đoàn đánh giá ngoài; được đề xuất đánh giá đối với các tiêu chuẩn, tiêu chí liên quan đến ngành, nghề đào tạo được phân công tư vấn; được ghi nhận ý kiến tại báo cáo quá trình thực hiện đánh giá ngoài nhưng không được quyền biểu quyết các kết luận của đoàn đánh giá ngoài.
Chuyên gia tham gia khảo sát thực tế và tư vấn cho đoàn đánh giá ngoài cơ sở giáo dục nghề nghiệp không được làm những việc gì?
Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 27/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Những hành vi các thành viên đoàn đánh giá ngoài, chuyên gia tham gia khảo sát thực tế và tư vấn cho đoàn đánh giá ngoài không được làm
1. Không tự ý cung cấp các thông tin liên quan đến nội dung công việc và kết quả đánh giá của đoàn đánh giá ngoài khi chưa được phép của tổ chức kiểm định hoặc của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Không làm sai lệch kết quả kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
3. Trường hợp thành viên đoàn đánh giá ngoài hoặc chuyên gia vi phạm khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm b hoặc điểm d khoản 6 Điều 25 Nghị định số 79/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, chuyên gia tham gia khảo sát thực tế và tư vấn cho đoàn đánh giá ngoài không được tự ý cung cấp các thông tin liên quan đến nội dung công việc và kết quả đánh giá của đoàn đánh giá ngoài khi chưa được phép của tổ chức kiểm định hoặc của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Đồng thời, chuyên gia không được làm sai lệch kết quả kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Lưu ý: Quy định trên không áp dụng đối với:
- Việc thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm, phân hiệu trường trung cấp sư phạm, phân hiệu trường cao đẳng sư phạm;
- Việc thực hiện kiểm định chất lượng chương trình đào tạo đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?