Chuyển dạng tài nguyên thông tin có bao nhiêu hình thức và bao gồm những hình thức nào theo quy định?
Theo quy định hiện nay, chuyển dạng tài nguyên thông tin có 4 hình thức chuyển dạng tài nguyên thông tin, bao gồm những hình thức sau đây:
Sao chụp tài nguyên thông tin để bảo quản phải bảo đảm các yêu cầu nào?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Sao chụp để bảo quản tài nguyên thông tin
Sao chụp tài nguyên thông tin để bảo quản phải bảo đảm các yêu cầu sau:
1. Hình ảnh khi sao chụp phải rõ ràng.
2. Giữ được tính nguyên vẹn của nội dung tài nguyên thông tin.
3. Làm khung viền đối với hình ảnh sao chụp mỏng, dễ rách.
Theo đó, sao chụp tài nguyên thông tin để bảo quản phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Hình ảnh khi sao chụp phải rõ ràng.
- Giữ được tính nguyên vẹn của nội dung tài nguyên thông tin.
- Làm khung viền đối với hình ảnh sao chụp mỏng, dễ rách.
Vi dạng hóa tài nguyên thông tin được thực hiện theo quy trình nào?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Vi dạng hóa tài nguyên thông tin
1. Vi dạng hóa tài nguyên thông tin được áp dụng đối với tài nguyên thông tin là tài liệu in, tài liệu viết tay trên giấy.
2. Vi dạng hóa tài nguyên thông tin được thực hiện theo quy trình sau:
a) Xây dựng danh mục tài nguyên thông tin cần vi dạng hóa;
b) Xây dựng tiêu chuẩn thư mục và kỹ thuật nhằm bảo đảm tính thống nhất;
c) Triển khai vi dạng hóa tài nguyên thông tin;
d) Tổ chức cơ sở dữ liệu tài liệu đã được vi dạng hóa.
Như vậy, vi dạng hóa tài nguyên thông tin được áp dụng đối với tài nguyên thông tin là tài liệu in, tài liệu viết tay trên giấy.
Vi dạng hóa tài nguyên thông tin được thực hiện theo quy trình sau:
- Xây dựng danh mục tài nguyên thông tin cần vi dạng hóa;
- Xây dựng tiêu chuẩn thư mục và kỹ thuật nhằm bảo đảm tính thống nhất;
- Triển khai vi dạng hóa tài nguyên thông tin;
- Tổ chức cơ sở dữ liệu tài liệu đã được vi dạng hóa.
Chuyển dạng tài nguyên thông tin (Hình từ Internet)
Các thao tác khi thực hiện số hóa tài nguyên thông tin bao gồm những thao tác nào?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Số hóa tài nguyên thông tin
1. Số hóa tài nguyên thông tin được thực hiện đối với tài nguyên thông tin không phải là tài liệu số nhằm mục đích bảo vệ bản gốc, thể hiện một cách rõ ràng các đặc điểm của bản gốc.
2. Số hóa tài nguyên thông tin được thực hiện như sau:
a) Xây dựng kế hoạch, danh mục tài nguyên thông tin cần được số hóa, biện pháp lưu giữ tài nguyên thông tin đã được số hóa;
b) Lựa chọn công nghệ thực hiện;
c) Số hóa tài nguyên thông tin;
d) Tạo siêu dữ liệu liên kết;
đ) Vận hành, bảo quản và cung cấp dữ liệu.
3. Các thao tác khi thực hiện số hóa tài nguyên thông tin bao gồm:
a) Kiểm tra tài liệu để xác định nguy cơ bị hư hỏng;
b) Xử lý an toàn cho tài nguyên thông tin;
c) Thực hiện xử lý cơ bản đối với tài nguyên thông tin theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;
d) Bảo đảm an ninh nơi số hóa để bảo vệ tài nguyên thông tin, tránh mất cắp hoặc gây hư hại dữ liệu.
Theo đó, số hóa tài nguyên thông tin được thực hiện đối với tài nguyên thông tin không phải là tài liệu số nhằm mục đích bảo vệ bản gốc, thể hiện một cách rõ ràng các đặc điểm của bản gốc.
Các thao tác khi thực hiện số hóa tài nguyên thông tin bao gồm:
- Kiểm tra tài liệu để xác định nguy cơ bị hư hỏng;
- Xử lý an toàn cho tài nguyên thông tin;
- Thực hiện xử lý cơ bản đối với tài nguyên thông tin theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;
- Bảo đảm an ninh nơi số hóa để bảo vệ tài nguyên thông tin, tránh mất cắp hoặc gây hư hại dữ liệu.
- Số hóa tài nguyên thông tin được thực hiện như sau:
+ Xây dựng kế hoạch, danh mục tài nguyên thông tin cần được số hóa, biện pháp lưu giữ tài nguyên thông tin đã được số hóa;
+ Lựa chọn công nghệ thực hiện;
+ Số hóa tài nguyên thông tin;
+ Tạo siêu dữ liệu liên kết;
- Vận hành, bảo quản và cung cấp dữ liệu.
Chuyển dạng tài nguyên thông tin khác theo hình thức nào?
Tại Điều 15 Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL quy định cụ thể:
Hình thức chuyển dạng tài nguyên thông tin khác
1. Tài nguyên thông tin là di sản văn hóa, tài liệu quý hiếm được thể hiện dưới dạng thẻ tre, giấy dó, mai rùa, mộc bản hoặc các dạng khác được sao chép, chuyển dạng sang tài liệu in hoặc tài liệu số để thuận tiện trong bảo quản, phục vụ.
2. Bản sao chuyển dạng tài nguyên thông tin quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện bảo quản theo quy định tại Chương này.
Theo đó, chuyển dạng tài nguyên thông tin khác theo hình thức sau:
- Tài nguyên thông tin là di sản văn hóa, tài liệu quý hiếm được thể hiện dưới dạng thẻ tre, giấy dó, mai rùa, mộc bản hoặc các dạng khác được sao chép, chuyển dạng sang tài liệu in hoặc tài liệu số để thuận tiện trong bảo quản, phục vụ.
- Bản sao chuyển dạng tài nguyên thông tin quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện bảo quản theo quy định tại Chương này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?