Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường có các nội dung nào?
- Để lập Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường cần căn cứ vào đâu?
- Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường có các nội dung nào?
- Hồ sơ đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường có các tài liệu nào?
Để lập Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường cần căn cứ vào đâu?
Để lập Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường cần căn cứ theo quy định tại Điều 16 Thông tư 32/2016/TT-BTNMT như sau:
- Nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định.
- Được giao theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Và nghị định, nghị quyết liên tịch của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Đề xuất của các đơn vị trực thuộc Bộ.
- Kết quả rà soát, phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; kết quả rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
- Đề xuất, kiến nghị của các Sở Tài nguyên và Môi trường và tổ chức, cá nhân có liên quan.
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường có các nội dung nào? (Hình từ Internet)
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường có các nội dung nào?
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường có các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 32/2016/TT-BTNMT như sau:
Ban hành Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Chậm nhất trước 20 tháng 01 hàng năm, Vụ Pháp chế có trách nhiệm xây dựng, trình Bộ trưởng ký ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Bộ.
2. Chương trình bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên văn bản quy phạm pháp luật cần được xây dựng, ban hành;
b) Cấp trình hoặc cấp ban hành đối với mỗi văn bản;
c) Thời gian trình cụ thể đến tháng đối với mỗi văn bản;
d) Đơn vị chủ trì soạn thảo đối với mỗi văn bản;
đ) Đơn vị thẩm định đối với mỗi văn bản;
e) Các nội dung cần thiết khác.
Như vậy, theo quy định trên thì chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường có các nội dung chủ yếu sau:
- Tên văn bản quy phạm pháp luật cần được xây dựng, ban hành;
- Cấp trình hoặc cấp ban hành đối với mỗi văn bản;
- Thời gian trình cụ thể đến tháng đối với mỗi văn bản;
- Đơn vị chủ trì soạn thảo đối với mỗi văn bản;
- Đơn vị thẩm định đối với mỗi văn bản;
- Các nội dung cần thiết khác.
Hồ sơ đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường có các tài liệu nào?
Hồ sơ đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường có các tài liệu được quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 32/2016/TT-BTNMT như sau:
Trình tự lập Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Chậm nhất trước ngày 01 tháng 7 hàng năm, các đơn vị đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 16 Thông tư này có trách nhiệm gửi hồ sơ về Vụ Pháp chế để xem xét, cho ý kiến. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
b) Đề cương dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
c) Dự kiến dự toán kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
2. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Vụ Pháp chế lấy ý kiến bằng văn bản hoặc tổ chức họp để xem xét có ý kiến đối với đề xuất xây dựng văn bản. Nội dung xem xét, có ý kiến gồm:
a) Sự cần thiết ban hành;
b) Đối tượng, phạm vi điều chỉnh văn bản;
c) Tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, tính khả thi của các nội dung dự kiến xây dựng;
d) Thời gian, khả năng hoàn thành việc xây dựng văn bản;
đ) Nội dung về thủ tục hành chính (nếu có).
3. Thành phần tham dự cuộc họp xem xét, có ý kiến:
a) Vụ Pháp chế;
b) Vụ Hợp tác quốc tế tham dự họp và cho ý kiến về tính tương thích của nội dung văn bản dự kiến với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Vụ Khoa học và Công nghệ đối với các văn bản liên quan đến quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định kỹ thuật;
d) Vụ Kế hoạch đối với các văn bản liên quan đến định mức kinh tế - kỹ thuật;
đ) Vụ Tài chính đối với các văn bản liên quan đến tài chính;
e) Cục Công nghệ thông tin đối với các văn bản liên quan đến công nghệ thông tin;
g) Một số cơ quan, đơn vị khác, nhà khoa học, chuyên gia có liên quan.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường có các tài liệu sau:
- Văn bản đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
- Đề cương dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
- Dự kiến dự toán kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?