Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương bao gồm những nội dung chủ yếu nào?
- Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương bao gồm những nội dung chủ yếu nào?
- Đơn vị nào có trách nhiệm dự thảo chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương?
- Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương được điều chỉnh, bổ sung trong trường hợp nào?
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương bao gồm những nội dung chủ yếu nào?
Nội dung chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 08/2021/TT-BCT như sau:
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương
1. Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương (sau đây gọi là Chương trình) được tổng hợp trên cơ sở giao nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền, đề nghị của các đơn vị thuộc Bộ và được Vụ Pháp chế thẩm tra.
2. Chương trình bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên văn bản quy phạm pháp luật cần được xây dựng, ban hành;
b) Cấp trình hoặc cấp ban hành đối với từng văn bản;
c) Thời gian trình đối với từng văn bản (cụ thể đến tháng);
d) Đơn vị chủ trì soạn thảo đối với từng văn bản;
đ) Các nội dung cần thiết khác.
3. Chương trình do Bộ trưởng ban hành hằng năm theo Mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này và có thể được Bộ trưởng quyết định điều chỉnh, bổ sung Chương trình theo quy định tại Điều 22 Thông tư này.
4. Chương trình là cơ sở để phân bổ kinh phí hỗ trợ cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ.
Như vậy, theo quy định, chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
(1) Tên văn bản quy phạm pháp luật cần được xây dựng, ban hành;
(2) Cấp trình hoặc cấp ban hành đối với từng văn bản;
(3) Thời gian trình đối với từng văn bản (cụ thể đến tháng);
(4) Đơn vị chủ trì soạn thảo đối với từng văn bản;
(5) Các nội dung cần thiết khác.
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương bao gồm những nội dung chủ yếu nào? (Hình từ Internet)
Đơn vị nào có trách nhiệm dự thảo chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương?
Việc dự thảo chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 20 Thông tư 08/2021/TT-BCT như sau:
Ban hành Chương trình
1. Căn cứ kết quả thẩm tra hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của các đơn vị thuộc Bộ, Vụ Pháp chế dự thảo Chương trình và gửi các đơn vị thuộc Bộ để lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Trên cơ sở ý kiến của các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân, Vụ Pháp chế chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Chương trình và trình Bộ trưởng xem xét, ban hành chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Như vậy, theo quy định, Vụ Pháp chế có trách nhiệm dự thảo chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và gửi các đơn vị thuộc Bộ Công Thương để lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương được điều chỉnh, bổ sung trong trường hợp nào?
Việc điều chỉnh, bổ sung Chương trình được quy định tại khoản 1 Điều 22 Thông tư 08/2021/TT-BCT như sau:
Điều chỉnh, bổ sung Chương trình
1. Việc điều chỉnh, bổ sung Chương trình được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Đưa ra khỏi Chương trình đối với văn bản quy phạm pháp luật chưa cần thiết ban hành hoặc không còn cần thiết phải ban hành do có sự thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội;
b) Bổ sung vào Chương trình văn bản quy phạm pháp luật do yêu cầu cấp thiết của công tác quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương hoặc phải sửa đổi, bổ sung theo các văn bản mới được ban hành để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật hoặc để thực hiện các cam kết quốc tế;
c) Điều chỉnh thời gian trình do chậm tiến độ soạn thảo hoặc do chất lượng dự thảo văn bản không bảo đảm.
2. Trường hợp có sự điều chỉnh, bổ sung Chương trình trong năm, đơn vị thuộc Bộ đề nghị điều chỉnh, bổ sung có trách nhiệm báo cáo và được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ trước khi gửi Vụ Pháp chế tổng hợp điều chỉnh, bổ sung Chương trình, trong đó nêu rõ nội dung cần điều chỉnh, bổ sung và giải trình cụ thể. Đối với đề nghị bổ sung văn bản quy phạm pháp luật vào Chương trình theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 14, Điều 15 và Điều 16 Thông tư này. Đối với đề nghị điều chỉnh thời gian trình đối với các văn bản đã có trong Chương trình, đơn vị đề nghị điều chỉnh phải lấy ý kiến, báo cáo và được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ về việc điều chỉnh trước thời hạn trình/ ban hành đã đăng ký trước khi gửi Vụ Pháp chế tổng hợp.
...
Như vậy, theo quy định, chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương được điều chỉnh, bổ sung trong các trường hợp sau đây:
(1) Đưa ra khỏi Chương trình đối với văn bản quy phạm pháp luật chưa cần thiết ban hành hoặc không còn cần thiết phải ban hành do có sự thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội;
(2) Bổ sung vào Chương trình văn bản quy phạm pháp luật do yêu cầu cấp thiết của công tác quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương;
Hoặc phải sửa đổi, bổ sung theo các văn bản mới được ban hành để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật hoặc để thực hiện các cam kết quốc tế;
(3) Điều chỉnh thời gian trình do chậm tiến độ soạn thảo hoặc do chất lượng dự thảo văn bản không bảo đảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?