Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được xây dựng dựa trên căn cứ nào?
Tần suất xây dựng Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quy định thế nào?
Việc xây dựng Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được được quy định tại Điều 11 Nghị định 84/2014/NĐ-CP như sau:
Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được xây dựng hàng năm và dài hạn, bao gồm:
1. Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ.
2. Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương.
3. Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cơ quan, tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước, vốn, tài sản nhà nước, tài nguyên thiên nhiên, lao động trong khu vực nhà nước.
Như vậy, Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được xây dựng hàng năm và dài hạn.
Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được xây dựng dựa trên căn cứ nào? (Hình từ internet)
Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được xây dựng dựa trên căn cứ nào?
Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được xây dựng dựa trên căn cứ theo quy định tại quy định tại Điều 13 Nghị định 84/2014/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm xây dựng, ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành có liên quan, căn cứ theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm được Quốc hội thông qua, xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được Quốc hội thông qua.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, căn cứ Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm và dài hạn, nhiệm vụ trọng tâm thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý, ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cơ quan, tổ chức chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thông qua.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua, ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thông qua.
...
Như vậy, Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được xây dựng dựa trên căn cứ theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm được Quốc hội thông qua.
Được Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành có liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có được kiểm tra đột xuất các nội dung thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có được kiểm tra đột xuất các nội dung thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quy định tại Điều 14 Nghị định 84/2014/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm tổ chức, thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao trong Chương trình tổng thể thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ và Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cơ quan mình; chỉ đạo cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã xây dựng;
b) Bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền bổ sung vào Chương trình các nội dung, biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để bảo đảm thực hiện có hiệu quả mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí đề ra;
c) Kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất các nội dung thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
d) Xử lý theo thẩm quyền đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về xây dựng, ban hành, thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
a) Kiểm tra, thanh tra việc xây dựng và thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước;
...
Như vậy, việc kiểm tra đột xuất các nội dung thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?