Chương trình tiêm chủng mở rộng là gì? Danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng, lịch tiêm chủng vắc xin bắt buộc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng?
Chương trình tiêm chủng mở rộng là gì?
Tiêm chủng được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 104/2016/NĐ-CP được việc đưa vắc xin vào cơ thể con người với mục đích tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch để dự phòng bệnh tật.
Hiện nay không có văn bản nào giải thích chương trình tiêm chủng mở rộng là gì nhưng có thể hiểu chương trình Tiêm chủng mở rộng là chương trình được bắt đầu được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 do Bộ Y tế khởi xướng với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF).
Chương trình có mục tiêu ban đầu là cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi, bảo vệ trẻ khỏi mắc 6 loại bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây tử vong cao.
Sau một thời gian thí điểm, Chương trình từng bước được mở rộng dần cả về địa bàn và đối tượng tiêm chủng. Từ năm 1985 tới nay toàn bộ trẻ em dưới 1 tuổi trên toàn quốc đã có cơ hội được tiếp cận với Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng, lịch tiêm chủng vắc xin bắt buộc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (Hình từ Internet)
Danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng, lịch tiêm chủng vắc xin bắt buộc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng?
Danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng, lịch tiêm chủng vắc xin bắt buộc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng được quy định tại Điều 1 Thông tư 38/2017/TT-BYT như sau:
Nếu chưa tiêm chủng đúng lịch thì tiêm chủng càng sớm càng tốt sau đó nhưng phải bảo đảm phù hợp với đối tượng và hướng dẫn của Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Việc tiêm chủng chiến dịch hoặc tiêm chủng bổ sung được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong từng trường hợp cụ thể.
Danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng, lịch tiêm chủng vắc xin bắt buộc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng sẽ được Bộ Y tế cập nhật và bổ sung trong trường hợp cần thiết.
Năm nay, Bộ Y tế mua vắc xin tiêm chủng mở rộng cho tất cả các địa phương trên toàn quốc từ nguồn nào và tổ chức thực hiện như thế nào?
Theo Điều 1 Nghị quyết 98/NQ-CP năm 2023 thì năm 2023, ngân sách trung ương tiếp tục bố trí cho Bộ Y tế để mua vắc xin tiêm chủng mở rộng cho tất cả các địa phương trên toàn quốc từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương.
Và việc này được tổ chức thực hiện như sau:
(1) Giao Bộ Y tế:
- Hướng dẫn các địa phương lập kế hoạch, xác định nhu cầu vắc xin theo từng chủng loại, cơ cấu vắc xin cần thiết, danh mục, lộ trình tiếp nhận từng loại vắc xin đảm bảo lộ trình tăng số lượng vắc xin trong tiêm chủng mở rộng theo Nghị quyết 104/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ thống nhất trong toàn quốc, để làm cơ sở xác định nhu cầu, bố trí kinh phí; quản lý và sử dụng vắc xin theo quy định.
Tổ chức mua vắc xin tiêm chủng mở rộng theo đúng quy định, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời và an toàn.
- Căn cứ kế hoạch, nhu cầu vắc xin tiêm chủng mở rộng năm 2023 và 06 tháng đầu năm 2024 của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Y tế xây dựng dự toán kinh phí đảm bảo vắc xin tiêm chủng mở rộng cho toàn quốc năm 2023 gửi Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 7 năm 2023 để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 cho Bộ Y tế thực hiện.
- Trong tháng 7 năm 2023, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 quy định về hoạt động tiêm chủng theo trình tự, thủ tục rút gọn, đảm bảo phù hợp với quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị quyết 99/2023/QH15 năm 2023 của Quốc hội.
(2) Giao Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế, rà soát, báo cáo nhu cầu vắc xin tiêm chủng mở rộng năm 2023 gửi Bộ Y tế trước ngày 12 tháng 7 năm 2023 để tổng hợp.
(3) Giao Bộ Tài chính, trên cơ sở Nghị quyết của Chính phủ, nhu cầu kinh phí mua vắc xin tiêm chủng mở rộng cho toàn quốc năm 2023 và 06 tháng đầu năm 2024 do Bộ Y tế báo cáo, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 cho Bộ Y tế thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Luật Ngân sách nhà nước 2015 và điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước; thời gian trình trước ngày 20 tháng 7 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Máy điều hòa có phải là hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Thuế suất thuế TTĐB của máy điều hòa là bao nhiêu?
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?