Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030 gồm mấy chương trình thành phần? Mục tiêu chương trình?
Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030 bao gồm mấy chương trình thành phần?
Căn cứ quy định tại Mục II Điều 1 Quyết định 130/QĐ-TTg năm 2021, Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030 bao gồm 03 chương trình thành phần với các nội dung cụ thể như sau:
(1) Chương trình nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ cao, phát triển sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì:
- Nghiên cứu, làm chủ, phát triển các công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển, Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thuộc 04 lĩnh vực công nghệ ưu tiên bao gồm: công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa và công nghệ vật liệu mới.
- Ứng dụng công nghệ cao trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, sản xuất sản phẩm và cung ứng các dịch vụ công nghệ cao:
+ Xây dựng và triển khai các dự án ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển, Danh mục các sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
+ Hỗ trợ doanh nghiệp, các tổ chức khoa học và công nghệ triển khai các dự án ứng dụng công nghệ cao trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu theo quy định, các hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc các thỏa thuận hợp tác về khoa học và công nghệ.
(2) Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao do Bộ Công Thương chủ trì:
- Nghiên cứu, làm chủ, phát triển các công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển, Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong lĩnh vực công nghiệp.
- Ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực công nghiệp:
+ Xây dựng và triển khai các dự án ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển, Danh mục các sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào lĩnh vực công nghiệp;
+ Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, các tổ chức khoa học và công nghệ triển khai các dự án ứng dụng công nghệ cao trong công nghiệp trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp đã được nghiệm thu, các hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc các thỏa thuận hợp tác về khoa học và công nghệ.
- Xây dựng và phát triển công nghiệp công nghệ cao:
+ Xây dựng, phát triển hệ sinh thái các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đáp ứng nhu cầu của thị trường logistics, kinh tế số và phát triển thương mại điện tử trên cơ sở triển khai đồng bộ với các Chương trình khác như Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, Chương trình thương hiệu quốc gia;
+ Phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển công nghiệp công nghệ cao trên cơ sở lồng ghép với các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
+ Khuyến khích, hỗ trợ một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty trong các ngành kinh tế trọng điểm của đất nước nghiên cứu, phát triển và làm chủ công nghệ lõi, công nghệ chủ chốt của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
(3) Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì:
- Nghiên cứu, làm chủ, phát triển các công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển, Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp:
+ Xây dựng và triển khai các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển, Danh mục các sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào lĩnh vực nông nghiệp.
+ Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, các tổ chức khoa học và công nghệ triển khai các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp đã được nghiệm thu, các hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc các thỏa thuận hợp tác về khoa học và công nghệ.
- Xây dựng và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:
+ Xây dựng, phát triển hệ sinh thái các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, cung ứng dịch vụ công nghệ cao; hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao để phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hỗ trợ các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu;
+ Phối hợp, hỗ trợ địa phương trong việc ứng dụng công nghệ cao vào vận hành, hoạt động có hiệu quả, phát huy vai trò hạt nhân về công nghệ của các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030 gồm mấy chương trình thành phần? Mục tiêu chương trình? (Hình từ Internet)
Mục tiêu Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030 là gì?
Mục tiêu Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030 được quy định tại Mục I Điều 1 Quyết định 130/QĐ-TTg năm 2021, cụ thể như sau:
(1) Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu, làm chủ, phát triển công nghệ cao, ứng dụng hiệu quả công nghệ cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường, sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ; hình thành, phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực này.
(2) Mục tiêu cụ thể
- Phát triển và làm chủ được 20 công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, ứng dụng có hiệu quả vào hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao của doanh nghiệp.
- Gia tăng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 60% tổng giá trị xuất khẩu trong công nghiệp chế biến chế tạo, tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao.
- Xây dựng và phát triển khoảng 500 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển; xây dựng và phát triển khoảng 200 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có sự hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên phạm vi cả nước.
Kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030 từ đâu?
Căn cứ Mục IV Điều 1 Quyết định 130/QĐ-TTg năm 2021, kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030 được bảo đảm từ các nguồn:
- Ngân sách nhà nước cấp để thực hiện nhiệm vụ của Chương trình;
- Vốn của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia thực hiện Chương trình;
- Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
- Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
- Hằng năm, căn cứ vào mục tiêu, nội dung Chương trình, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình.
- Việc quản lý, sử dụng kinh phí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai các nhiệm vụ tại Quyết định này thực hiện theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh người dân tộc thiểu số có được học vượt lớp không? Có được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình không?
- Trong giao dịch chuyển tiền điện tử, người thụ hưởng có thể đồng thời là người khởi tạo hay không?
- Trường hợp kê biên tài sản của người phải thi hành án dân sự là tài sản thế chấp thì xử lý thế nào?
- Mức trần tiền ký quỹ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là bao nhiêu? Người lao động có được trả lãi khi nộp tiền ký quỹ?
- Trong gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn không qua mạng theo phương thức một giai đoạn, nhà thầu xếp hạng thứ mấy thì được mời đến thương thảo hợp đồng?