Chương trình nội dung hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục gồm những nội dung chủ yếu nào?
- Chương trình nội dung hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục gồm những nội dung chủ yếu nào?
- Doanh nghiệp tổ chức hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục có quyền nào?
- Doanh nghiệp tổ chức hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục có trách nhiệm như thế nào?
Chương trình nội dung hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục gồm những nội dung chủ yếu nào?
Chương trình nội dung hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục gồm những nội dung chủ yếu được quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 27/2022/TT-BLĐTBXH như sau:
Chương trình, nội dung hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục
1. Chương trình, nội dung hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục phải tuân thủ pháp luật về trẻ em; phù hợp với năng lực, độ tuổi của trẻ em; bảo đảm an toàn, lành mạnh, thân thiện và không ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.
2. Chương trình, nội dung hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục bao gồm các hợp phần sau: học tập kiến thức; học tập kỹ năng; hoạt động bổ trợ, vui chơi giải trí.
3. Chương trình, nội dung hoạt động của mỗi hợp phần quy định tại khoản 2 của Điều này bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Mục đích, yêu cầu;
b) Thời gian, thời lượng, địa điểm;
c) Đối tượng, số lượng trẻ em tham gia;
d) Hình thức tổ chức;
đ) Kinh phí;
e) Phân công thực hiện.
Như vậy, theo quy định trên thì chương trình nội dung hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Mục đích, yêu cầu;
- Thời gian, thời lượng, địa điểm;
- Đối tượng, số lượng trẻ em tham gia;
- Hình thức tổ chức;
- Kinh phí;
- Phân công thực hiện.
Chương trình nội dung hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục gồm những nội dung chủ yếu nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp tổ chức hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục có quyền nào?
Doanh nghiệp tổ chức hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục có quyền được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 27/2022/TT-BLĐTBXH như sau:
Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục
1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục có quyền sau:
a) Từ chối việc tham gia của trẻ em trước khi trẻ em tham gia vào các hoạt động do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức trong trường hợp tiến hành kiểm tra sức khỏe mà trẻ em không bảo đảm sức khỏe để tham gia;
b) Yêu cầu cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em hủy bỏ việc tiếp tục cho trẻ em tham gia vào hoạt động do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức trong trường hợp trẻ em không bảo đảm sức khỏe.
…
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp tổ chức hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục có quyền sau:
- Từ chối việc tham gia của trẻ em trước khi trẻ em tham gia vào các hoạt động do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức trong trường hợp tiến hành kiểm tra sức khỏe mà trẻ em không bảo đảm sức khỏe để tham gia;
- Yêu cầu cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em hủy bỏ việc tiếp tục cho trẻ em tham gia vào hoạt động do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức trong trường hợp trẻ em không bảo đảm sức khỏe.
Doanh nghiệp tổ chức hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục có trách nhiệm như thế nào?
Doanh nghiệp tổ chức hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục có trách nhiệm được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 27/2022/TT-BLĐTBXH như sau:
Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục
…
2. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục có trách nhiệm sau:
a) Thường xuyên quan tâm, theo dõi sức khỏe của trẻ em trong toàn bộ quá trình trẻ em tham gia vào các hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức;
b) Thông báo đầy đủ chương trình, thời gian, thời lượng, địa điểm, đối tượng, số lượng trẻ em tham gia, hình thức tổ chức, nhân lực (bao gồm hướng dẫn viên, điều phối viên, tình nguyện viên, người phụ trách trẻ em, giảng viên) đến trẻ em, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em trước khi trẻ em tham gia hoạt động;
c) Công khai, minh bạch khoản kinh phí đóng góp hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục đến trẻ em, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em trước khi trẻ em tham gia hoạt động;
d) Bảo đảm điều kiện về y tế, nhân lực để kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho trẻ em tham gia hoạt động;
đ) Bảo đảm phòng, chống xâm hại, tai nạn, thương tích trẻ em, phòng, chống cháy nổ và dịch bệnh theo quy định.
Thông báo kịp thời cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục khi xảy ra vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em, tai nạn, thương tích trẻ em.
e) Lấy ý kiến cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em trước khi trẻ em tham gia hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và lấy ý kiến của trẻ em trong trường hợp trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
g) Quản lý, lưu trữ hồ sơ bao gồm: danh sách nhân lực tham gia vào việc tổ chức các hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục; ý kiến của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em; ý kiến của trẻ em.
…
Theo đó, doanh nghiệp tổ chức hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục có trách nhiệm được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?