Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì? Chương trình này có thời hạn tối đa bao lâu?
Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì?
Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được giải thích tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 55/2019/NĐ-CP như sau:
Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là tập hợp các hoạt động do một cơ quan, tổ chức chủ trì thực hiện dưới các hình thức, nội dung cụ thể, trong một thời hạn nhất định theo quy định của Nghị định này nhằm cung cấp thông tin, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (Hình từ Internet)
Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có thời hạn tối đa bao lâu?
Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có thời hạn tối đa được quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 55/2019/NĐ-CP như sau:
Thời hạn thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có thời hạn tối đa 05 năm kể từ ngày được phê duyệt.
2. Cơ quan, tổ chức chủ trì thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tổ chức tổng kết để xây dựng hoặc đề xuất xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cơ sở nhu cầu của doanh nghiệp và nguồn lực của cơ quan, tổ chức.
Như vậy, chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có thời hạn tối đa 05 năm kể từ ngày được phê duyệt.
Quyết định phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương có phải gửi cho Bộ Tư pháp không?
Quyết định phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương có phải gửi cho Bộ Tư pháp không, thì theo khoản 3 khoản 4 Điều 12 Nghị định 55/2019/NĐ-CP như sau:
Xây dựng và phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Đối với chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa:
a) Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức đại diện cho doanh nghiệp; tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý chủ động hoặc theo yêu cầu của Bộ Tư pháp đề xuất hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, gửi đến Bộ Tư pháp để tổng hợp xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
b) Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp và tổ chức khác, cá nhân có liên quan xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Đối với chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi bộ, cơ quan ngang bộ thì bộ, cơ quan ngang bộ lồng ghép các nội dung của chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vào Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của bộ, cơ quan ngang bộ theo quy định tại Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định này.
3. Đối với chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương:
a) Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, tổ chức khác và cá nhân có liên quan xây dựng và đề xuất chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương trên cơ sở đề nghị của Sở Tư pháp;
c) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương.
4. Quyết định phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại các khoản 1 và 3 Điều này và nội dung chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại khoản 2 Điều này phải được gửi cho Bộ Tư pháp, bộ, cơ quan ngang bộ liên quan và đăng công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức chủ trì thực hiện.
5: Việc điều chỉnh chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc nội dung chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sau khi phê duyệt được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Theo đó, quyết định phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi địa phương có phải gửi cho Bộ Tư pháp, bộ, cơ quan ngang bộ liên quan và đăng công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức chủ trì thực hiện.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Vận tốc thiết kế của xe chở người bốn bánh có gắn động cơ là bao nhiêu? Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ có thời hạn sử dụng là bao lâu?
- Tử vi 12 con giáp ngày 1 4 2025 chi tiết? Tử vi hôm nay ngày 1 4 2025? Tử vi hôm nay 12 con giáp 1 4 2025?
- Người thuê nhà lưu trú công nhân có phải bàn giao lại nhà cho bên cho thuê sau khi hết hợp đồng lao động không?
- Tiêu chuẩn lựa chọn người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế? Thẩm quyền thành lập Hội đồng giám định tư pháp tại Sở Y tế?
- Thông tấn xã Việt Nam có tên và ký hiệu viết tắt tên giao dịch quốc tế tiếng Anh theo Nghị định 27 là gì?