Chứng thư giám định có cần phải có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của thương nhân dịch vụ giám định đúng không?

Trong hoạt động thương mại thì chứng thư giám định có cần phải có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của thương nhân dịch vụ giám định đúng không? Chứng thư giám định có kết quả khác với chứng thư giám định ban đầu thì phải xử lý như nào? Chị N.T.T (Hà Giang) có câu hỏi.

Dịch vụ giám định là gì? Chứng thư giám định có cần phải có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của thương nhân dịch vụ giám định đúng không?

Khái niệm về dịch vụ giám định được quy định tại Điều 254 Luật Thương mại 2005, cụ thể dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.

Chứng thư giám định có cần phải có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của thương nhân dịch vụ giám định không thì căn cứ quy định tại Điều 260 Luật Thương mại 2005, nội dung như sau:

Chứng thư giám định
1. Chứng thư giám định là văn bản xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, dịch vụ theo các nội dung giám định được khách hàng yêu cầu.
2. Chứng thư giám định phải có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định, chữ ký, họ tên của giám định viên và phải được đóng dấu nghiệp vụ được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.
3. Chứng thư giám định chỉ có giá trị đối với những nội dung được giám định.
4. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả và kết luận trong Chứng thư giám định.

Theo quy định trên thì chứng thư giám định phải:

- Có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định.

- Có chữ ký, họ tên của Giám định viên.

- Được đóng dấu nghiệp vụ được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, chứng thư giám định cần phải có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của thương nhân dịch vụ giám định theo như quy định trên.

Chứng thư giám định

Chứng thư giám định có cần phải có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của thương nhân dịch vụ giám định đúng không? (Hình từ Internet)

Chứng thư giám định có kết quả khác với chứng thư giám định ban đầu thì phải xử lý như nào?

Chứng thư giám định có kết quả khác với chứng thư giám định ban đầu thì phải xử lý theo quy định tại Điều 262 Luật Thương mại 2005, nội dung như sau:

Giá trị pháp lý của chứng thư giám định đối với các bên trong hợp đồng
1. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc sử dụng chứng thư giám định của một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cụ thể thì chứng thư giám định đó có giá trị pháp lý đối với tất cả các bên nếu không chứng minh được kết quả giám định không khách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định.
2. Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về việc sử dụng chứng thư giám định của một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cụ thể thì chứng thư giám định chỉ có giá trị pháp lý đối với bên yêu cầu giám định theo quy định tại Điều 261 của Luật này. Bên kia trong hợp đồng có quyền yêu cầu giám định lại.
3. Khi chứng thư giám định lại có kết quả khác với chứng thư giám định ban đầu thì xử lý như sau:
a) Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì kết quả của chứng thư giám định lại có giá trị pháp lý với tất cả các bên;
b) Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu không thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì các bên thoả thuận lựa chọn một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định khác giám định lại lần thứ hai. Kết quả giám định lại lần thứ hai có giá trị pháp lý với tất cả các bên.

Như vậy, chứng thư giám định có kết quả khác với chứng thư giám định ban đầu chỉ xảy ra trong trường hợp các bên không có sự thỏa thuận về việc sử dụng chứng thư giám định. Lúc này, dựa vào thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định ban đầu có thừa nhận hay không thì giải quyết như sau:

- Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định ban đầu thừa nhận thì chứng thư giám định lại có giá trị pháp lý với tất cả các bên.

- Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định ban đầu không thừa nhận thì cả hai bên lựa chọn một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định khác giám định lại lần thứ hai. Kết quả giám định lại lần thứ hai có giá trị pháp lý với cả hai bên.

Chứng thư giám định có giá trị pháp lý với ai?

Chứng thư giám định có giá trị pháp lý với ai cần căn cứ theo quy định tại Điều 261 Luật Thương mại 2005, nội dung như sau:

Giá trị pháp lý của chứng thư giám định đối với bên yêu cầu giám định
Chứng thư giám định có giá trị pháp lý đối với bên yêu cầu giám định nếu bên yêu cầu giám định không chứng minh được kết quả giám định không khách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định.

Như vậy, thông thường chứng thư giám định có giá trị pháp lý đối với bên yêu cầu giám định.

Chứng thư giám định
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chứng thư giám định phải có chữ ký của ai? Chứng thư giám định lại có kết quả khác với chứng thư giám định ban đầu thì xử lý ra sao?
Pháp luật
Chứng thư giám định có cần phải có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của thương nhân dịch vụ giám định đúng không?
Pháp luật
Chứng thư giám định được hiểu thế nào? Giá trị pháp lý của chứng thư giám định được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chứng thư giám định
373 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chứng thư giám định
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào