Chứng cứ vụ án là phương tiện giao thông được xử lý như thế nào trong vụ án hình sự? Cơ quan công an phải tiến hành thủ giữ vật chứng trong một vụ án như thế nào?
Cơ quan công an phải tiến hành thủ giữ vật chứng trong một vụ án như thế nào?
Căn cứ Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thu thập vật chứng như sau:
"Điều 105. Thu thập vật chứng
Vật chứng phải được thu thập kịp thời, đầy đủ, mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh, có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án. Vật chứng phải được niêm phong, bảo quản theo quy định của pháp luật."
Theo đó, khi phải thu thập vật chứng trong một vụ án thì cơ quan công an phải thu thập kịp thời, đầy đủ, mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.
Trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh, có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án.
Chứng cứ vụ án là phương tiện giao thông được xử lý như thế nào trong vụ án hình sự? Cơ quan công an phải tiến hành thủ giữ vật chứng trong một vụ án như thế nào? (Hình từ Internet)
Thực hiện đánh giá chứng cứ thu thập được trong vụ án như thế nào?
Căn cứ Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về kiểm tra, đánh giá chứng cứ như sau:
"Điều 108. Kiểm tra, đánh giá chứng cứ
1. Mỗi chứng cứ phải được kiểm tra, đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan đến vụ án. Việc xác định những chứng cứ thu thập được phải bảo đảm đủ để giải quyết vụ án hình sự.
2. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải kiểm tra, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện mọi chứng cứ đã thu thập được về vụ án."
Chứng cứ được thu thập trong vụ án phải được kiểm tra, đánh giá đầy đủ, khách quan và toàn diện để xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan đến vụ án.
Việc xác định những chứng cứ thu thập được phải bảo đảm đủ để giải quyết vụ án hình sự.
Chứng cứ vụ án là phương tiện giao thông được xử lý như thế nào trong vụ án hình sự?
Theo quy định trước đây tại điểm c khoản 1 Điều 10 Quyết định 18/2007/QĐ-BCA(C11) như sau:
"Đối với vụ tai nạn sau khi khám nghiệm phương tiện xong, xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi thì phương tiện phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện"
Theo đó, trường hợp tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì phương tiện giao thông bị tạm giữ phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện. Tuy nhiên, hiện tại văn bản trên đã hết hiệu lực, văn bản mới hiện không cập nhật được.
Trường hợp tai nạn giao thông có dấu hiệu của tội phạm: Khi đó, chiếc xe là vật chứng của vụ án hình sự nên việc xử lý sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
"Điều 106. Xử lý vật chứng
1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.
2. Vật chứng được xử lý như sau:
a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;
b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;
c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.
3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;
b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;
c) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;
d) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự."
Theo đó, nếu vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy.
Trường hợp có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?