Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được công nhận giá trị tại đâu? Những công việc nào yêu cầu phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia?

Cho tôi hỏi hiện nay thì chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được công nhận giá trị tại đâu? Có được công nhận tại nước ngoài hay không? Những công việc nào yêu cầu phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia? Việc đánh giá kỹ năng nghề quốc gia phải tuân thủ các nguyên tắc gì? Câu hỏi của chị Thảo Ly (Đồng Nai).

Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được công nhận giá trị tại đâu?

Căn cứ theo Điều 33 Luật Việc làm 2013 có nêu về chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia như sau:

Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
1. Người lao động đạt yêu cầu ở bậc trình độ kỹ năng nghề nào thì được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở bậc trình độ đó theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có giá trị trong phạm vi cả nước. Trường hợp có sự công nhận, thừa nhận lẫn nhau về chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia giữa Việt Nam với quốc gia, vùng lãnh thổ khác thì chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có giá trị tại quốc gia, vùng lãnh thổ đã công nhận, thừa nhận và ngược lại.
...

Theo đó thì chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có giá trị trong phạm vi cả nước.

Trường hợp có sự công nhận, thừa nhận lẫn nhau về chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia giữa Việt Nam với quốc gia, vùng lãnh thổ khác thì chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có giá trị tại quốc gia, vùng lãnh thổ đã công nhận, thừa nhận và ngược lại.

Những công việc nào yêu cầu phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia?

Những công việc nào yêu cầu phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia? (Hình từ Internet)

Những công việc nào yêu cầu phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia?

Theo Điều 35 Luật Việc làm 2013 có quy định người lao động làm công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khoẻ của cá nhân người lao động hoặc cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Và tại Điều 28 Nghị định 31/2015/NĐ-CP quy định về danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, sức khỏe của cá nhân người lao động và cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia như sau:

(1) Công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của cá nhân người lao động hoặc cộng đồng bao gồm:

- Công việc thuộc danh mục công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- Công việc khi người lao động thực hiện công việc đó có ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của cộng đồng hoặc sức khỏe của người khác.

(2) Việc đề xuất, thay đổi, loại bỏ, bổ sung các công việc vào danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, sức khỏe của cá nhân người lao động và cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

- Lựa chọn các công việc theo quy định tại khoản 1 nêu trên để từng bước đưa vào danh mục theo lộ trình nhằm bảo đảm việc thực hiện được khả thi, hạn chế các tác động gây ảnh hưởng đến người lao động, người sử dụng lao động và xáo trộn hoạt động của doanh nghiệp, xã hội;

- Các công việc thuộc danh mục được đề xuất thay đổi hoặc loại bỏ khi công việc đó thay đổi tên gọi hoặc không còn công việc đó.

(3) Danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của cá nhân người lao động hoặc cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được sắp xếp theo Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam hiện hành.

(4) Danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của cá nhân người lao động hoặc cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được quy định cụ thể tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 31/2015/NĐ-CP.

Việc đánh giá kỹ năng nghề quốc gia phải tuân thủ các nguyên tắc gì?

Tại Điều 30 Luật Việc làm 2013 có quy định như sau:

Nguyên tắc, nội dung đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
1. Việc đánh giá kỹ năng nghề quốc gia phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Bảo đảm sự tự nguyện của người lao động;
b) Căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;
c) Theo từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề;
d) Chính xác, độc lập, khách quan, công bằng, minh bạch.
2. Nội dung đánh giá kỹ năng nghề quốc gia bao gồm:
a) Kiến thức chuyên môn, kỹ thuật;
b) Kỹ năng thực hành công việc;
c) Quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Theo đó việc đánh giá kỹ năng nghề quốc gia phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

- Bảo đảm sự tự nguyện của người lao động;

- Căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;

- Theo từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề;

- Chính xác, độc lập, khách quan, công bằng, minh bạch.

Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là gì?
Pháp luật
Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có giá trị trong phạm vi nào? Người lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia có quyền gì?
Pháp luật
Giấy chứng nhận hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia do cơ quan nào có quyền cấp?
Pháp luật
Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là gì? Việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được thực hiện ra sao?
Pháp luật
Mẫu tờ khai đề nghị cấp lại chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia mới nhất hiện nay quy định thế nào?
Pháp luật
Mẫu tờ khai đề nghị đổi chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia mới nhất hiện nay được quy định thế nào?
Pháp luật
Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là gì? Thời hạn cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là bao lâu?
Pháp luật
Cơ quan nào có quyền cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia? Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gồm những thành phần nào?
Pháp luật
Để được tham dự đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia ở trình độ kỹ năng nghề bậc 2 của một nghề thì người lao động cần đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Mẫu giấy chứng nhận hoạt động đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định là mẫu nào?
Pháp luật
Việc cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào? Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gồm những thành phần nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
1,487 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào