Chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài cấp có giá trị như các chứng chỉ do cơ sở đào tạo trong nước cấp không?
Cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài hiện nay gồm những cơ sở đào tạo nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 69/2022/TT-BTC thì cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài là cơ sở có chức năng đào tạo về bảo hiểm thuộc một trong các trường hợp sau:
(1) Cơ sở đào tạo thuộc hoặc trực thuộc cơ quan quản lý, giám sát bảo hiểm; hoặc cơ sở đào tạo do cơ quan quản lý, giám sát bảo hiểm ủy quyền thực hiện đào tạo và cấp chứng chỉ trong lĩnh vực bảo hiểm;
(2) Học viện nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm ASEAN (AITRI); Hội các nhà tính toán bảo hiểm là thành viên chính thức của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế;
(3) Các tổ chức đào tạo thuộc các quốc gia có thỏa thuận thừa nhận chứng chỉ bảo hiểm lẫn nhau với Việt Nam;
(4) Các cơ sở đào tạo thuộc các tập đoàn bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tái bảo hiểm nước ngoài;
(5) Các tổ chức đào tạo quốc tế khác:
- Viện Bảo hiểm và Tài chính Úc và New Zealand (ANZIIF);
- Viện Bảo hiểm Hoàng gia Anh (CII);
- Viện Đào tạo bảo hiểm Canada (IIC);
- Viện Quản trị rủi ro Anh (IRM), Viện Quản trị rủi ro Úc (RMIA), Viện Giám định Hoàng gia Anh (CILA), Viện Giám định Hoàng gia Úc (AICLA), Học viện Hàng hải Lloyd, Hiệp hội Cơ quan quản trị bảo hiểm nhân thọ (Life Office Management Association - LOMA), Hiệp hội Nghiên cứu và Tiếp thị Bảo hiểm nhân thọ (Life Insurance Marketing and Research Association - LIMRA).
Chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài cấp có giá trị như các chứng chỉ do cơ sở đào tạo trong nước cấp không? (Hình từ Internet)
Cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài được phép cấp những loại chứng chỉ bảo hiểm nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định về cấp chứng chỉ bảo hiểm như sau:
Chứng chỉ bảo hiểm
Chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 81 Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 16 tháng 6 năm 2022 là một trong các loại chứng chỉ sau:
1. Đối với chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:
a) Chứng chỉ bảo hiểm nhân thọ;
b) Chứng chỉ bảo hiểm phi nhân thọ;
c) Chứng chỉ bảo hiểm sức khỏe.
2. Đối với chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài cấp:
a) Chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm nhân thọ;
b) Chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ;
c) Chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe.
3. Chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước hoặc nước ngoài cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2023 được tiếp tục sử dụng như sau:
a) Chứng chỉ bảo hiểm nhân thọ cơ bản, chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm nhân thọ: có giá trị tương đương chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Chứng chỉ bảo hiểm phi nhân thọ cơ bản, chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ: có giá trị tương đương chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Chứng chỉ bảo hiểm sức khỏe cơ bản, chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe: có giá trị tương đương chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên thì cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài được cấp các loại chứng chỉ sau:
(1) Chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm nhân thọ;
(2) Chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ;
(3) Chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe.
Chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài cấp có giá trị như các chứng chỉ do cơ sở đào tạo trong nước cấp không?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định về chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm như sau:
Chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
Chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 143 Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 16 tháng 6 năm 2022 là một trong các loại chứng chỉ sau:
1. Đối với chứng chỉ về tư vấn do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:
a) Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm nhân thọ;
b) Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm phi nhân thọ;
c) Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm sức khỏe.
2. Đối với chứng chỉ về đánh giá rủi ro bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:
a) Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm nhân thọ;
b) Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm phi nhân thọ;
c) Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm sức khỏe.
3. Đối với chứng chỉ về giám định tổn thất bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:
a) Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển và đường thủy nội địa (sau đây gọi tắt là chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm hàng hải);
b) Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm hàng không;
c) Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hàng không).
4. Đối với chứng chỉ về hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp:
a) Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm nhân thọ;
b) Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ;
c) Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm sức khỏe.
5. Đối với chứng chỉ do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài cấp:
a) Chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư này có giá trị tương đương các chứng chỉ quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 và điểm a khoản 4 Điều này;
b) Chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư này có giá trị tương đương các chứng chỉ quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều này;
c) Chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư này có giá trị tương đương các chứng chỉ quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 và điểm c khoản 4 Điều này;
d) Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm phi nhân thọ do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài cấp có giá trị tương đương các chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều này;
Dựa theo quy định pháp luật nêu trên thì chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài sẽ có giá trị như các chứng chỉ do cơ sở đào tạo trong nước cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?