Chức năng, thành phần của Hội đồng Thi đua Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm những gì?
- Chức năng, thành phần của Hội đồng Thi đua Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm những gì?
- Hội đồng Thi đua Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được chia thành bao nhiêu cụm thi đua?
Chức năng, thành phần của Hội đồng Thi đua Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm những gì?
Chức năng, thành phần của Hội đồng Thi đua Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại khoản 1, khoản 2 Điều 34 Thông tư 01/2019/TT-VKSTC quy định như sau:
Hội đồng Thi đua Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có chứ năng tham mưu cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao về công tác thi đua, khen thưởng.
Thành phần Hội đồng Thi đua Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
- Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Viện trưởng. Số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao quyết định;
- Ngoài Ủy viên Hội đồng là Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ và Chủ tịch Công đoàn, các Ủy viên khác và Thư ký Hội đồng do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
Hội đồng Thi đua Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao (Hình từ Internet)
Hội đồng Thi đua Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Thi đua Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao theo khoản 3 Điều 34 Thông tư 01/2019/TT-VKSTC quy định như sau:
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
...
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng:
a) Tham mưu cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phát động các phong trào thi đua theo thẩm quyền;
b) Định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng; tham mưu việc sơ kết, tổng kết, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua, công tác khen thưởng trong cơ quan;
c) Tham mưu cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, giám sát các phong trào thi đua và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng trong cơ quan;
d) Tham mưu cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng.
Theo đó, Hội đồng Thi đua Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Tham mưu cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao phát động các phong trào thi đua theo thẩm quyền;
- Định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng; tham mưu việc sơ kết, tổng kết, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua, công tác khen thưởng trong cơ quan;
- Tham mưu cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, kiểm tra, giám sát các phong trào thi đua và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng trong cơ quan;
- Tham mưu cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng.
Ngoài ra, bộ phận chuyên trách làm công tác thi đua, khen thưởng hoặc Phòng Thi đua - Khen thưởng (nếu có) là thường trực của Hội đồng.
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được chia thành bao nhiêu cụm thi đua?
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được chia thành 11 cụm thi đua sau đây theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 01/2019/TT-VKSTC:
- Cụm 1 gồm các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh;
- Cụm 2 gồm Viện kiểm sát nhân dân các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh;
- Cụm 3 gồm Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh: Quảng Ninh, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng và Lạng Sơn;
- Cụm 4 gồm Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh: Hòa Bình, Bắc Kạn, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Yên Bái;
- Cụm 5 gồm Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình;
- Cụm 6 gồm Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế;
- Cụm 7 gồm Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và Đắk Nông;
- Cụm 8 gồm Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận;
- Cụm 9 gồm Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh: Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh và Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Cụm 10 gồm Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh: Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long và Đồng Tháp;
- Cụm 11 gồm Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh: Hậu Giang , Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang và Cà Mau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?