Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của ủy ban kiểm tra đảng ủy các cấp được luật quy định như thế nào?
Quyền và nhiệm vụ của Uỷ ban kiểm tra các cấp được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 32, Điều 33 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:
"Điều 32.
Uỷ ban kiểm tra các cấp có nhiệm vụ :
1. Kiểm tra đảng viên, kể cả cấp uỷ viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
2. Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức của Đảng; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.
3. Giám sát cấp uỷ viên cùng cấp, cán bộ diện cấp uỷ cùng cấp quản lý và tổ chức đảng cấp dưới về việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết của cấp uỷ và đạo đức, lối sống theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
4. Xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật, quyết định hoặc đề nghị cấp uỷ thi hành kỷ luật.
5. Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên; giải quyết khiếu nại về kỷ luật Đảng.
6. Kiểm tra tài chính của cấp uỷ cấp dưới và của cơ quan tài chính cấp uỷ cùng cấp.
Điều 33.
Uỷ ban kiểm tra có quyền yêu cầu tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên báo cáo, cung cấp tài liệu về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra."
Uỷ ban kiểm tra (Hình từ Internet)
Chức năng, nhiệm vụ cơ quan ủy ban kiểm tra huyện ủy được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Quy định 46-QĐ/TW năm 2021 quy định cơ quan ủy ban kiểm tra huyện ủy như sau:
"Điều 7. Cơ quan ủy ban kiểm tra huyện ủy
1. Chức năng
Là cơ quan tham mưu, giúp ủy ban kiểm tra huyện ủy thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng trong đảng bộ huyện theo quy định của Điều lệ Đảng và thực hiện các nhiệm vụ do huyện ủy, ban thường vụ huyện ủy giao; đồng thời, là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng của huyện ủy.
2. Nhiệm vụ
2.1. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện
[...] 2.2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
[...] 2.3. Thẩm định, thẩm tra
[...] 2.4. Phối hợp
[...] 2.5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban thường vụ, thường trực huyện ủy và ủy ban kiểm tra huyện ủy giao.
3. Tổ chức bộ máy
3.1. Lãnh đạo: Gồm chủ nhiệm, phó chủ nhiệm. Số lượng phó chủ nhiệm do ban thường vụ cấp ủy cấp huyện xem xét, quyết định theo quy định của Trung ương.
Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra là thủ trưởng cơ quan ủy ban kiểm tra, các phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra là phó thủ trưởng cơ quan ủy ban kiểm tra.
3.2. Biên chế của cơ quan ủy ban kiểm tra huyện ủy do ban thường vụ cấp ủy cấp huyện xem xét, quyết định.
Chức năng, nhiệm vụ cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Quy định 04-QĐi/TW năm 2018 quy định như sau:
"Điều 7. Cơ quan ủy ban kiểm tra
1. Chức năng
1.1. Là cơ quan tham mưu, giúp việc ủy ban kiểm tra tỉnh ủy thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của đảng trong đảng bộ tỉnh theo quy định của Điều lệ Đảng; thực hiện các nhiệm vụ do tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy giao.
1.2. Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong đảng của tỉnh ủy, ủy ban kiểm tra tỉnh ủy.
2. Nhiệm vụ
2.1. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện
[...] 2.2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
[...] 2.3. Thẩm định, thẩm tra
[...] 2.4. Phối hợp
[...] 2.5. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy và Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy giao.
3. Tổ chức bộ máy
3.1. Lãnh đạo cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy
Chủ nhiệm và các phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy thực hiện theo Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương quy định thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng.
Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tỉnh ủy là thủ trưởng cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy; các phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tỉnh ủy là phó thủ trưởng cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy.
3.2. Các đơn vị trực thuộc
Ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy xem xét, quyết định có thể thành lập một số phòng chuyên môn của cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ, tình hình thực tế của địa phương nhưng tối đa không quá 4 phòng; Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh không quá 5 phòng.
4. Biên chế
Biên chế của cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy do ban thường vụ tỉnh ủy quyết định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm, cơ cấu cán bộ, công chức phù hợp với tổng số biên chế được giao và cân đối với các cơ quan tham mưu, giúp việc khác của tỉnh ủy. Đồng thời, thực hiện nghiêm tinh giản biên chế theo nghị quyết, quy định, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị."
Như vậy ủy ban kiểm tra tỉnh ủy và huyện ủy ngoài có những chức năng, nhiệm vụ chung quy định tại Điều 32, Điều 33 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 còn có những chức năng, nhiệm vụ cụ thể như quy định trên.
Nguyên tắc tổ chức của Ủy ban kiểm tra là gì? Ủy ban kiểm tra có được ủy quyền cho tập thể thường trực ủy ban quyết định vấn đề không?
Mẫu 3C báo cáo kết quả giám sát trong Đảng? Tải mẫu ở đâu? Nội dung giám sát trong Đảng của Ủy ban kiểm tra là gì?
Ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở có quyền quyết định hình thức kỷ luật nào khi thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm?
Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở có được sử dụng con dấu của ban chấp hành công đoàn cùng cấp không?
Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của ủy ban kiểm tra đảng ủy các cấp được luật quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ủy ban kiểm tra
- Giáo viên đăng tải hình ảnh cá nhân của học sinh lên mạng xã hội mà không có sự cho phép của cha mẹ có được không?
- Người khuyết tật nặng có được ưu tiên khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh không? Được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao nhiêu?
- Sự khác nhau giữa tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi kỳ hạn về đơn vị nhận tiền gửi theo quy định pháp luật?
- 07 hành vi học sinh lớp 12 không được làm? Học sinh lớp 12 đánh giáo viên có bị đuổi học không?
- Thay đổi thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên do tiếp nhận thành viên mới thì có phải thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp không?