Chức danh sỹ quan máy trên tàu biển Việt Nam còn được gọi khác như thế nào? Sỹ quan máy trực ca chịu sự chỉ huy của ai?
Chức danh sỹ quan máy trên tàu biển Việt Nam còn được gọi khác như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT về chức danh thuyền viên trên tàu biển Việt Nam có quy định:
Chức danh thuyền viên
1. Chức danh của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam bao gồm: thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai, sỹ quan boong (phó hai, phó ba), sỹ quan máy (máy ba, máy tư), thuyền phó hành khách, sỹ quan thông tin vô tuyến, sỹ quan kỹ thuật điện, sỹ quan an ninh tàu biển, sỹ quan máy lạnh, thủy thủ trưởng, thủy thủ phó, thủy thủ trực ca (AB, OS), thợ máy chính, thợ máy trực ca (AB, Oiler), thợ kỹ thuật điện, nhân viên thông tin vô tuyến, quản trị, bác sỹ hoặc nhân viên y tế, bếp trưởng, cấp dưỡng, nhân viên phục vụ, thợ máy lạnh, thợ bơm.
Tùy thuộc vào loại tàu, đặc tính kỹ thuật và mục đích sử dụng, chủ tàu bố trí các chức danh phù hợp với định biên của tàu.
2. Đối với các chức danh không quy định cụ thể tại khoản 1 Điều này, thì chủ tàu căn cứ vào điều kiện kỹ thuật và mục đích sử dụng của tàu để bố trí các chức danh và quy định nhiệm vụ theo chức danh đó.
Theo đó thì sỹ quan máy trên tàu biển Việt Nam còn được gọi là máy ba, máy tư.
Chức danh sỹ quan máy trên tàu biển Việt Nam còn được gọi khác như thế nào? (Hình từ Internet)
Sỹ quan máy trên tàu biển Việt Nam trực ca chịu sự chỉ huy của ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 35 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT có quy định:
Nhiệm vụ của sỹ quan máy trực ca
1. Sỹ quan máy trực ca chịu sự chỉ huy trực tiếp của máy trưởng; chịu trách nhiệm hoàn toàn về các hành động của mình liên quan đến việc vận hành máy móc, thiết bị theo đúng quy trình kỹ thuật, bảo đảm sự hoạt động bình thường của tất cả máy móc, thiết bị. Sỹ quan máy trực ca không được tự ý bỏ ca trực khi chưa có sự đồng ý của máy trưởng hoặc máy hai được máy trưởng ủy quyền.
...
Theo đó thì trên tàu biển Việt Nam sỹ quan máy trực ca chịu sự chỉ huy trực tiếp của máy trưởng.
Sỹ quan máy trực ca chịu trách nhiệm hoàn toàn về các hành động của mình liên quan đến việc vận hành máy móc, thiết bị theo đúng quy trình kỹ thuật, bảo đảm sự hoạt động bình thường của tất cả máy móc, thiết bị.
Sỹ quan máy trực ca có nhiệm vụ thế nào?
Về nhiệm vụ của sỹ quan máy trực ca được quy định tại khoản 2 Điều 35 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT, cụ thể như sau:
Nhiệm vụ của sỹ quan máy trực ca
...
2. Sỹ quan máy trực ca có nhiệm vụ sau đây:
a) Điều hành thợ máy, sỹ quan kỹ thuật điện, thợ kỹ thuật điện; thường xuyên theo dõi chế độ làm việc của các máy, thiết bị, lò, nồi hơi theo đúng quy trình kỹ thuật;
b) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của ca trực ở buồng máy, buồng lò, bảo đảm trật tự và vệ sinh công nghiệp ở buồng máy;
c) Bảo đảm các máy móc thuộc bộ phận máy hoạt động bình thường, an toàn và xử lý kịp thời các sự cố xảy ra;
d) Theo dõi công việc sửa chữa của những người trên bờ xuống tàu làm việc thuộc bộ phận mình phụ trách, bảo đảm an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, an toàn kỹ thuật cho tàu và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;
đ) Theo dõi tiêu hao nhiên liệu, sử dụng các vật tư kỹ thuật của tàu;
e) Tiến hành đo dầu, nước ở các két; bơm nước la canh buồng máy, nước dằn, nhiên liệu để điều chỉnh tàu theo yêu cầu của sỹ quan boong trực ca; khi tiến hành bơm nước thải các loại phải thực hiện theo đúng quy định;
g) Khi tàu hành trình, sỹ quan máy trực ca có nhiệm vụ thực hiện nghiêm chỉnh các mệnh lệnh từ buồng lái của thuyền trưởng hoặc sỹ quan boong trực ca;
h) Sỹ quan máy trực ca không có quyền tự ý thay đổi chế độ làm việc của máy chính hay các máy khác. Trong trường hợp cần thiết nếu phải thay đổi chế độ làm việc hoặc cho ngừng làm việc thì sỹ quan máy trực ca phải báo trước cho sỹ quan boong trực ca và máy trưởng;
i) Khi có sự cố hoặc có nguy cơ đe dọa đến sinh mạng con người thì sỹ quan máy trực ca có quyền cho ngừng máy chính hoặc các máy khác và phải báo ngay cho sỹ quan boong trực ca và máy trưởng. Trường hợp xét thấy việc ngừng máy chính hoặc các máy khác có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng cho tàu thì thuyền trưởng có quyền yêu cầu sỹ quan máy trực ca tiếp tục cho các máy móc đó hoạt động và phải chịu trách nhiệm về hậu quả có thể xảy ra. Trong trường hợp này sỹ quan máy trực ca phải ghi mệnh lệnh của thuyền trưởng vào nhật ký máy và thuyền trưởng phải ghi vào nhật ký hàng hải;
k) Khi vắng mặt máy trưởng, sỹ quan máy trực ca không có quyền khởi động máy chính, trừ trường hợp thật cần thiết nhưng phải có lệnh của thuyền trưởng;
l) Không được tiến hành giao, nhận ca khi tàu đang điều động cập hoặc rời cầu hoặc trong thời gian đang ngăn ngừa tai nạn, sự cố, nếu không có sự đồng ý của máy trưởng;
m) Khi bàn giao ca, sỹ quan nhận ca có trách nhiệm tự mình kiểm tra trạng thái hoạt động của các máy móc, thiết bị động lực, chế độ làm việc, tình trạng kỹ thuật của máy móc và thiết bị. Sỹ quan giao ca có trách nhiệm bàn giao cụ thể và nói rõ những khuyến nghị cần thiết cho sỹ quan nhận ca;
n) Lập các báo cáo cần thiết, thực hiện các danh mục kiểm tra buồng máy và ghi chép các hoạt động buồng máy vào nhật ký máy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?