Chức danh quản lý bảo vệ rừng viên chính thực hiện những nhiệm vụ gì? Đòi hỏi khả năng chuyên môn nghiệp vụ như thế nào?
Tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành lâm nghiệp có được đảm nhiệm chức danh quản lý bảo vệ rừng viên chính hay không?
Theo điểm a khoản 3 Điều 9 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT quy định về chức danh quản lý bảo vệ rừng viên chính như sau:
Quản lý bảo vệ rừng viên chính
...
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành về lâm nghiệp hoặc chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm.
...
Theo đó, để đảm nhiệm chức danh quản lý bảo vệ rừng viên chính đòi hỏi viên chức chuyên ngành khuyến nông phải tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành về lâm nghiệp hoặc chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm.
Như vậy, người tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành lâm nghiệp không đủ điều kiện để đảm nhiệm chức danh quản lý bảo vệ rừng viên chính.
Chức danh quản lý bảo vệ rừng viên chính (Hình từ Internert)
Chức danh quản lý bảo vệ rừng viên chính thực hiện những nhiệm vụ gì?
Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT quy định về chức danh quản lý bảo vệ rừng viên chính như sau:
Quản lý bảo vệ rừng viên chính
Quản lý bảo vệ rừng viên chính - Mã số: V.03.10.28
1. Nhiệm vụ
a) Tham gia xây dựng chính sách, quy hoạch, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và sử dụng rừng.
b) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, triển khai thực hiện phương án quản lý bảo vệ rừng bền vững, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và sử dụng rừng.
c) Chủ trì hoặc tham gia phân tích, xây dựng báo cáo đánh giá kết quả quản lý bảo vệ rừng của đơn vị và đề xuất biện pháp để thực hiện quản lý bảo vệ rừng hiệu quả.
d) Chủ trì hoặc tham gia các hội nghị khoa học, xây dựng chương trình, soạn thảo nội dung tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật quản lý bảo vệ rừng và tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho viên chức ở hạng chức danh nghề nghiệp thấp hơn.
đ) Thực hiện các hoạt động theo vị trí việc làm: Theo dõi diễn biến rừng; bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng; bảo vệ rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ; hỗ trợ cộng đồng dân cư trong vùng đệm ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội; nghiên cứu khoa học; tư vấn, dịch vụ; tham gia hoạt động hợp tác quốc tế, tuyên truyền giáo dục về môi trường rừng.
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo đơn vị phân công theo quy định pháp luật.
...
Theo đó, quản lý bảo vệ rừng viên chính thực hiện những nhiệm vụ như sau:
- Tham gia xây dựng chính sách, quy hoạch, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và sử dụng rừng.
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, triển khai thực hiện phương án quản lý bảo vệ rừng bền vững, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và sử dụng rừng.
- Chủ trì hoặc tham gia phân tích, xây dựng báo cáo đánh giá kết quả quản lý bảo vệ rừng của đơn vị và đề xuất biện pháp để thực hiện quản lý bảo vệ rừng hiệu quả.
- Chủ trì hoặc tham gia các hội nghị khoa học, xây dựng chương trình, soạn thảo nội dung tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật quản lý bảo vệ rừng và tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho viên chức ở hạng chức danh nghề nghiệp thấp hơn.
- Thực hiện các hoạt động theo vị trí việc làm:
+ Theo dõi diễn biến rừng;
+ Bảo tồn đa dạng sinh học rừng, thực vật rừng, động vật rừng;
+ Bảo vệ rừng;
+ Phòng cháy và chữa cháy rừng;
+ Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng;
+ Khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ;
+ Hỗ trợ cộng đồng dân cư trong vùng đệm ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội;
+ Nghiên cứu khoa học;
+ Tư vấn, dịch vụ;
+ Tham gia hoạt động hợp tác quốc tế, tuyên truyền giáo dục về môi trường rừng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo đơn vị phân công theo quy định pháp luật.
Quản lý bảo vệ rừng viên chính phải có năng lực chuyên môn nghiệp vụ như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 4 Thông tư 07/2022/TT-BNNPTNT) quy định về chức danh quản lý bảo vệ rừng viên chính như sau:
Quản lý bảo vệ rừng viên chính
...
2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ
a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của ngành về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và sử dụng rừng.
b) Có kiến thức chuyên sâu, năng lực tổng hợp, khái quát, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng; có khả năng tổ chức, bố trí nhân sự trong tổ chức kiểm tra, thực hiện quản lý bảo vệ rừng; có khả năng kết nối các tổ chức, cá nhân hoạt động quản lý bảo vệ rừng.
c) Có khả năng làm việc độc lập, có kỹ năng làm việc nhóm, tư duy sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để thực hiện nhiệm vụ.
d) Đã chủ trì hoặc tham gia xây dựng phương án quản lý rừng bền vững, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về quản lý bảo vệ rừng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
...
Theo đó, quản lý bảo vệ rừng viên chính phải có năng lực chuyên môn nghiệp vụ như sau:
- Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của ngành về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và sử dụng rừng.
- Có kiến thức chuyên sâu, năng lực tổng hợp, khái quát, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng; có khả năng tổ chức, bố trí nhân sự trong tổ chức kiểm tra, thực hiện quản lý bảo vệ rừng; có khả năng kết nối các tổ chức, cá nhân hoạt động quản lý bảo vệ rừng.
- Có khả năng làm việc độc lập, có kỹ năng làm việc nhóm, tư duy sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để thực hiện nhiệm vụ.
- Đã chủ trì hoặc tham gia xây dựng phương án quản lý rừng bền vững, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về quản lý bảo vệ rừng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?