Chức danh nghề nghiệp quản lý bảo vệ rừng viên chính có tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ và có hệ số lương như thế nào?
- Chức danh nghề nghiệp quản lý bảo vệ rừng viên chính cần phải bảo đảm các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp như thế nào?
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn đối với chức danh nghề nghiệp quản lý bảo vệ rừng viên chính được quy định như thế nào?
- Chức danh nghề nghiệp quản lý bảo vệ rừng viên chính được hưởng hệ số lương bao nhiêu?
Chức danh nghề nghiệp quản lý bảo vệ rừng viên chính cần phải bảo đảm các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp như thế nào?
Chức danh nghề nghiệp quản lý bảo vệ rừng viên chính cần phải bảo đảm các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp như thế nào? (Hình từ Internet)
Tại Điều 8 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT quy định tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp đối với chức danh nghề nghiệp quản lý bảo vệ rừng viên như sau:
Quản lý bảo vệ rừng viên chính - Mã số: V.03.10.28
.....
2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ
a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của ngành về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và sử dụng rừng.
b) Có kiến thức chuyên sâu, năng lực tổng hợp, khái quát, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng; có khả năng tổ chức, bố trí nhân sự trong tổ chức kiểm tra, thực hiện quản lý bảo vệ rừng; có khả năng kết nối các tổ chức, cá nhân hoạt động quản lý bảo vệ rừng.
c) Có khả năng làm việc độc lập, có kỹ năng làm việc nhóm, tư duy sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để thực hiện nhiệm vụ.
d) Đã chủ trì hoặc tham gia xây dựng phương án quản lý rừng bền vững, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về quản lý bảo vệ rừng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Theo đó, chức danh nghề nghiệp quản lý bảo vệ rừng viên chính cần phải bảo đảm các tiêu chuẩn đạo đức như sau:
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy và quy chế của cơ quan, đơn vị; thực hiện đúng nghĩa vụ viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần đoàn kết, chủ động và phối hợp chặt chẽ trong công tác, lắng nghe ý kiến của nhân dân, đồng nghiệp.
- Trung thực, nhiệt tình, tâm huyết, tận tụy với nghề nghiệp.
- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chủ động nghiên cứu, khiêm tốn học hỏi.
- Không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân hoặc lợi ích nhóm. Có tinh thần dũng cảm, mưu trí đấu tranh chống lại hành vi phá hoại để quản lý bảo vệ rừng.
- Có trách nhiệm quản lý tài sản, công cụ hỗ trợ, phương tiện và các trang thiết bị, tài liệu phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn đối với chức danh nghề nghiệp quản lý bảo vệ rừng viên chính được quy định như thế nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 9 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT sửa đổi bởi khoản 5 Điều 4 Thông tư 07/2022/TT-BNNPTNT quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn đối với chức danh nghề nghiệp quản lý bảo vệ rừng viên chính như sau:
- Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của ngành về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và sử dụng rừng.
- Có kiến thức chuyên sâu, năng lực tổng hợp, khái quát, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng; có khả năng tổ chức, bố trí nhân sự trong tổ chức kiểm tra, thực hiện quản lý bảo vệ rừng; có khả năng kết nối các tổ chức, cá nhân hoạt động quản lý bảo vệ rừng.
- Có khả năng làm việc độc lập, có kỹ năng làm việc nhóm, tư duy sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để thực hiện nhiệm vụ.
- Đã chủ trì hoặc tham gia xây dựng phương án quản lý rừng bền vững, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về quản lý bảo vệ rừng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Chức danh nghề nghiệp quản lý bảo vệ rừng viên chính được hưởng hệ số lương bao nhiêu?
Tại Điều 13 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành khuyến nông, chuyên ngành quản lý bảo vệ rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khuyến nông, quản lý bảo vệ rừng quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP) như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên chính, quản lý bảo vệ rừng viên chính được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương từ 4,00 đến hệ số lương 6,38).
b) Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên, quản lý bảo vệ rừng viên được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98).
c) Chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên khuyến nông, kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06).
Theo đó, chức danh nghề nghiệp quản lý bảo vệ rừng viên chính được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương từ 4,00 đến hệ số lương 6,38).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?