Chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng 1 được áp dụng hệ số lương viên chức loại nào? Mức lương cụ thể là bao nhiêu?

Cho tôi hỏi chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng 1 được áp dụng hệ số lương viên chức loại nào? Mức lương cụ thể là bao nhiêu? Điều kiện để được xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng 1 là gì? Câu hỏi của anh N.M.T (Long An).

Chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng 1 được áp dụng hệ số lương viên chức loại nào?

Hệ số lương đối với chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng 1 được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 30/2020/TT-BTTTT như sau:

Áp dụng bảng lương đối với chức danh nghề nghiệp
Các chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông quy định tại Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT và Thông tư số 05/2018/TT-BNV được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP), cụ thể như sau:
1. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng I (mã số V11.09.23), phát thanh viên hạng I (mã số V11.10.27), kỹ thuật dựng phim hạng I (mã số V11.11.31), quay phim hạng I (mã số V11.12.35) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 2 (A3.2) có 6 bậc, từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55.
2. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng II (mã số V11.09.24), phát thanh viên hạng II (mã số V11.10.28), kỹ thuật dựng phim hạng II (mã số V11.11.32), quay phim hạng II (mã số V11.12.36) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2) có 8 bậc, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.
3. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng III (mã số V11.09.25), phát thanh viên hạng III (mã số V11.10.29), kỹ thuật dựng phim hạng III (mã số V11.11.33), quay phim hạng III (mã số V11.12.37) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 có 9 bậc, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
4. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng IV (mã số V11.09.26), phát thanh viên hạng IV (mã số V11.10.30), kỹ thuật dựng phim hạng IV (mã số V11.11.34), quay phim hạng IV (mã số V11.12.38) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B, có 12 bậc, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.

Theo đó, chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng 1 (mã số V11.10.27) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 2 (A3.2) có 6 bậc, từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55.

Chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng 1 được áp dụng hệ số lương viên chức loại nào? Mức lương cụ thể là bao nhiêu?

Chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng 1 được áp dụng hệ số lương viên chức loại nào? Mức lương cụ thể là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Mức lương đối với chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng 1 là bao nhiêu?

Lương viên chức loại A3 từ ngày 01/7/2023 được áp dụng theo công thức như sau:

Mức lương = Hệ số lương x Lương cơ sở từ ngày 01/7/2023

Trong đó:

- Lương cơ sở từ ngày 01/7/2023 sẽ là 1.800.000 đồng/tháng (theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP)

- Hệ số lương của viên chức loại A3 sẽ được áp dụng theo các hệ số tại Bảng 3, Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước (ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP)

Theo đó, mức lương đối với chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng 1 được xác định như sau:

lương phát thanh viên hạng 1

Điều kiện để được xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng 1 là gì?

Điều kiện để được xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng 1 quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT (được bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 07/2022/TT-BTTTT) như sau:

Phát thanh viên hạng I
...
4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên phát thanh viên hạng I
a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng II hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm (đủ 72 tháng). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng II hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia đọc ít nhất 02 (hai) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ hoặc tương đương trở lên; hoặc chủ trì hoặc tham gia ít nhất 02 (hai) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.

Theo đó, điều kiện để được xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng 1 là:

- Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng 2 hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm (đủ 72 tháng).

+ Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;

- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng 2 hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia đọc ít nhất 02 tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ hoặc tương đương trở lên;

+ Hoặc chủ trì hoặc tham gia ít nhất 02 đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.

Phát thanh viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bảng lương của phát thanh viên khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu từ ngày 1/7/2024 là bao nhiêu?
Pháp luật
Có yêu cầu trình độ ngoại ngữ đối với phát thanh viên hạng 1 chuyên ngành Thông tin và Truyền thông?
Pháp luật
Phát thanh viên hạng 2 chuyên ngành Thông tin và Truyền thông phải có trình độ đại học đúng không?
Pháp luật
Phát thanh viên hạng 2 chuyên ngành Thông tin và truyền thông phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về năng lực chuyên môn nghiệp vụ?
Pháp luật
Chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng 1 được áp dụng hệ số lương viên chức loại nào? Mức lương cụ thể là bao nhiêu?
Pháp luật
Mức lương đối với viên chức phát thanh viên hạng 2 chuyên ngành thông tin và truyền thông là bao nhiêu?
Pháp luật
Viên chức sau khi thăng hạng chức danh phát thanh viên hạng 3 thì có còn được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu không?
Pháp luật
Khi bổ nhiệm viên chức sang chức danh phát thanh viên hạng 4 thì có được phép kết hợp nâng bậc lương không?
Pháp luật
Cần giữ chức danh phát thanh viên hạng 4 trong bao nhiêu năm để thăng hạng phát thanh viên hạng 3 đối với người có trình độ trung cấp?
Pháp luật
Viên chức phát thanh viên hạng 2 chuyên ngành Thông tin và Truyền thông phải tốt nghiệp đại học đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phát thanh viên
939 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phát thanh viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phát thanh viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào