Chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên khuyến nông cần phải đạt những tiêu chuẩn gì về năng lực chuyên môn nghiệp vụ?
- Kỹ thuật viên khuyến nông cần phải đạt những tiêu chuẩn gì về năng lực chuyên môn nghiệp vụ?
- Nhiệm vụ của kỹ thuật viên khuyến nông được quy định như thế nào? Có phải đi tuyên truyền khuyến nông hay không?
- Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khuyến nông gồm bao nhiêu hạng? Quy định về tiêu chuẩn đạo đúng được quy định như thế nào?
Kỹ thuật viên khuyến nông cần phải đạt những tiêu chuẩn gì về năng lực chuyên môn nghiệp vụ?
Kỹ thuật viên khuyến nông cần phải đạt những tiêu chuẩn gì về năng lực chuyên môn nghiệp vụ? (Hình từ Internet)
Theo Điều 7 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT quy định về chức danh kỹ thuật viên khuyến nông cần phải đạt những tiêu chuẩn gì về năng lực chuyên môn nghiệp vụ như sau:
Kỹ thuật viên khuyến nông - Mã số: V.03.09.27
...
2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ
a) Nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực khuyến nông.
b) Nắm được tình hình sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
c) Nắm được các kiến thức cơ bản về khuyến nông, có phương pháp, kỹ năng hoạt động khuyến nông phù hợp với vị trí việc làm.
d) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản hoặc chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm.
Theo đó, kỹ thuật viên khuyến nông cần đảm bảo năng lực chuyên môn nghiệp vụ như sau:
- Nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực khuyến nông.
- Nắm được tình hình sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
- Nắm được các kiến thức cơ bản về khuyến nông, có phương pháp, kỹ năng hoạt động khuyến nông phù hợp với vị trí việc làm.
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Nhiệm vụ của kỹ thuật viên khuyến nông được quy định như thế nào? Có phải đi tuyên truyền khuyến nông hay không?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 7 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT quy định về nhiệm vụ của kỹ thuật viên khuyến nông như sau:
Kỹ thuật viên khuyến nông - Mã số: V.03.09.27
1. Nhiệm vụ
a) Trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân.
b) Tổng hợp số liệu phục vụ xây dựng văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật về khuyến nông; báo cáo sơ kết, tổng kết, đánh giá hoạt động về khuyến nông.
c) Theo dõi, tổng hợp số liệu thực hiện chương trình, dự án, kế hoạch khuyến nông.
d) Thực hiện hoặc tham gia thực hiện các công việc cụ thể của dự án, kế hoạch, nhiệm vụ về khuyến nông (đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền, xây dựng mô hình trình diễn và nhân rộng mô hình, tư vấn và dịch vụ về khuyến nông).
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo đơn vị phân công theo quy định pháp luật.
....
Theo đó, kỹ thuật viên khuyến nông phải thực hiện các nhiệm vụ khuyến nông nói trên.
Với kỹ thuật viên khuyến nông thì sẽ phải thực hiện hoặc tham gia thực hiện các công việc cụ thể của dự án, kế hoạch, nhiệm vụ về khuyến nông trong đó bao gồm cả việc đi tuyên truyền về khuyến nông.
Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khuyến nông gồm bao nhiêu hạng? Quy định về tiêu chuẩn đạo đúng được quy định như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT quy định về các hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khuyến nông như sau:
Mã số, hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khuyến nông và chuyên ngành quản lý bảo vệ rừng
1. Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khuyến nông
a) Khuyến nông viên chính (hạng II) Mã số: V.03.09.25.
b) Khuyến nông viên (hạng III) Mã số: V.03.09.26.
c) Kỹ thuật viên khuyến nông (hạng IV) Mã số: V.03.09.27.
2. Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý bảo vệ rừng
a) Quản lý bảo vệ rừng viên chính (hạng II) Mã số: V.03.10.28.
b) Quản lý bảo vệ rừng viên (hạng III) Mã số: V.03.10.29.
c) Kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng (hạng IV) Mã số: V.03.10.30.
Như vậy viên chức chuyên ngành khuyến nông gồm có:
- Khuyến nông viên chính (hạng II) Mã số: V.03.09.25.
- Khuyến nông viên (hạng III) Mã số: V.03.09.26.
- Kỹ thuật viên khuyến nông (hạng IV) Mã số: V.03.09.27.
Viên chức chuyên ngành khuyến nông cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp được đặt ra tại Điều 4 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT, cụ thể:
- Phải có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao, tuân thủ các quy định của pháp luật;
- Thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
- Tâm huyết với nghề, tích cực, trung thực, khách quan thực hiện hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thông tin, phổ biến kiến thức và đào tạo nghề cho nông dân nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, bảo vệ môi trường nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
- Tận tụy với công việc;
- Thực hiện đúng quy chế, nội quy của đơn vị, của ngành.
- Có tinh thần đoàn kết, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, tích cực, chủ động phối hợp với đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Phải thường xuyên được học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để có thể thực hiện nhiệm vụ được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?