Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên được hưởng hệ số lương cao nhất là bao nhiêu? Chức danh khuyến nông viên yêu cầu trình độ đào tạo thế nào?
- Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên được hưởng hệ số lương cao nhất là bao nhiêu?
- Có bắt buộc chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số không?
- Nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên được quy định như thế nào?
- Chức danh khuyến nông viên yêu cầu trình độ đào tạo thế nào?
Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên được hưởng hệ số lương cao nhất là bao nhiêu?
Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên được hưởng hệ số lương cao nhất là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tại Điều 13 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành khuyến nông, chuyên ngành quản lý bảo vệ rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khuyến nông, quản lý bảo vệ rừng quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP) như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên chính, quản lý bảo vệ rừng viên chính được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương từ 4,00 đến hệ số lương 6,38).
b) Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên, quản lý bảo vệ rừng viên được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98).
c) Chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên khuyến nông, kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06).
Theo đó, chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98).
Vì vậy, hệ số lương cao nhất với hạng Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên là 4,98.
Có bắt buộc chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số không?
Tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT sửa đổi bởi khoản 3 Điều 4 Thông tư 07/2022/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ với Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên như sau:
Khuyến nông viên - Mã số: V.03.09.26
...
2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ
a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về khuyến nông.
b) Nắm vững các kiến thức cơ bản về khuyến nông, có kỹ năng làm việc nhóm và phương pháp hoạt động khuyến nông phù hợp với vị trí việc làm.
c) Nắm vững tình hình sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
d) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm”.
....
Theo đó, không có yêu cầu bắt buộc khuyến nông viên phải sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số.
Mà chỉ yêu cầu khuyến nông viên sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên được quy định như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT quy định về nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên như sau:
- Xây dựng hoặc tham gia xây dựng các văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật về khuyến nông; báo cáo sơ kết, tổng kết, đánh giá hoạt động khuyến nông.
- Tham gia biên tập, xây dựng chương trình, tài liệu hướng dẫn về khuyến nông.
- Chủ trì hoặc tham gia triển khai thực hiện các dự án, kế hoạch, nhiệm vụ về khuyến nông (đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền, xây dựng mô hình trình diễn và nhân rộng mô hình, tư vấn và dịch vụ về khuyến nông).
- Tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về khuyến nông.
- Tham gia kiểm tra, đánh giá hoạt động về khuyến nông.
- Theo dõi, phụ trách hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp theo địa bàn, lĩnh vực được phân công.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo đơn vị phân công theo quy định pháp luật.
Chức danh khuyến nông viên yêu cầu trình độ đào tạo thế nào?
Tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 18/2020/TT-BNNPTNT sửa đổi bởi khoản 4 Điều 4 Thông tư 07/2022/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng với chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên như sau:
Khuyến nông viên - Mã số: V.03.09.26
...
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản hoặc chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khuyến nông”.
Chức danh khuyến nông viên yêu cầu trình độ đào tạo cần có trình độ như sau:
- Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản hoặc chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khuyến nông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?