Chức danh cán bộ công đoàn các cấp trong hệ thống Công đoàn Việt Nam? Cán bộ công đoàn cấp cơ sở phải có đạo đức như thế nào?
Các chức danh cán bộ công đoàn các cấp trong hệ thống Công đoàn Việt Nam được quy định như thế nào?
Các chức danh cán bộ công đoàn các cấp trong hệ thống Công đoàn Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 3169/QĐ-TLĐ năm 2021, cụ thể:
(1) Các chức danh trong Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra công đoàn các cấp gồm:
- Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn và các chức danh trong Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
- Ủy viên ban chấp hành, ủy viên ủy ban kiểm tra liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn (sau đây gọi chung là công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương) và các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương;
- Ủy viên ban chấp hành, ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (gồm: Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; công đoàn ngành địa phương; công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; công đoàn tổng công ty; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác) và các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở;
- Ủy viên ban chấp hành và các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
(2) Các chức danh lãnh đạo, quản lý cơ quan Tổng Liên đoàn và cơ quan tham mưu giúp việc công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương gồm:
- Trưởng ban, chánh văn phòng, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Tổng Liên đoàn (sau đây gọi chung là trưởng ban cơ quan Tổng Liên đoàn); phó trưởng ban, phó chánh văn phòng, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Tổng Liên đoàn (sau đây gọi chung là phó trưởng ban cơ quan Tổng Liên đoàn); trưởng phòng, phó trưởng phòng cơ quan Tổng Liên đoàn.
- Trưởng ban, chánh văn phòng, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cơ quan liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn (sau đây gọi chung là trưởng ban cơ quan công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương);
Phó trưởng ban, phó chánh văn phòng, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn (sau đây gọi chung là phó trưởng ban cơ quan công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương).
Chức danh cán bộ công đoàn các cấp trong hệ thống Công đoàn Việt Nam? Cán bộ công đoàn cấp cơ sở phải có đạo đức như thế nào? (Hình từ Internet)
Cán bộ công đoàn cấp cơ sở phải có đạo đức như thế nào?
Tiêu chuẩn chung về đạo đức của cán bộ công đoàn cấp cơ sở được quy định tại khoản 1 Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 3169/QĐ-TLĐ năm 2021 như sau:
Tiêu chuẩn chung
1. Cán bộ công đoàn cấp cơ sở phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung sau đây:
a) Có phẩm chất tiêu biểu của giai cấp công nhân, nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm; có bản lĩnh và tinh thần đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.
b) Có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị; thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
c) Có năng lực thực tiễn, phương pháp hoạt động linh hoạt, đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có uy tín, và khả năng đoàn kết, tập hợp được đông đảo đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động; có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì cán bộ công đoàn cấp cơ sở phải có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị; thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Quyền hạn của cán bộ công đoàn là gì?
Quyền hạn của cán bộ công đoàn được quy định tại khoản 2 Điều 5 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 như sau:
- Là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động.
- Được thực hiện các quyền của cán bộ công đoàn theo quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước và các quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Được bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật. Được tổ chức công đoàn bảo vệ, giúp đỡ, hỗ trợ khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác công đoàn.
- Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn.
- Cán bộ công đoàn không chuyên trách khi có đủ điều kiện theo quy định và có nguyện vọng, được xem xét ưu tiên tuyển dụng làm cán bộ công đoàn chuyên trách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thưởng định kỳ hằng năm cho cán bộ công chức viên chức có kết quả đánh giá xếp loại chất lượng từ mức nào? Khi nào nhận được tiền?
- Tranh chấp lao động và tranh chấp liên quan đến lao động mà công đoàn tham gia giải quyết gồm tranh chấp nào?
- Ngày của Phở là gì? Ngày của Phở là ngày nào? Ngày của Phở được khởi xướng khi nào? Ngày của Phở có phải ngày lễ lớn?
- Người trung gian trong giao dịch điện tử là gì? Người nhận thông điệp dữ liệu có bao gồm người trung gian chuyển thông điệp dữ liệu?
- Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình được quy định như thế nào? Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được quy định như thế nào?