Chuẩn đầu ra của Chương trình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế được quy định như thế nào?
- Chuẩn đầu ra của Chương trình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế được quy định như thế nào?
- Chương trình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế được giảng dạy theo phương pháp nào?
- Việc đánh giá kết quả của Chương trình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế được thực hiện theo hình thức nào?
Chuẩn đầu ra của Chương trình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế được quy định như thế nào?
Theo khoản 4.1 Điều 4 Chương trình khung đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 1711/QĐ-BTP năm 2021 quy định về chuẩn đầu ra như sau:
Chuẩn đầu ra và vị trí việc làm của người tốt nghiệp
4.1. Chuẩn đầu ra
Người tốt nghiệp Chương trình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế đạt được các chuẩn về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất sau đây:
a) Về kiến thức
- Vận dụng được các quy định pháp luật về nghề nghiệp luật sư, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.
- Vận dụng được các kiến thức pháp lý của luật sư về tư vấn, tranh tụng trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, giải quyết tranh chấp quốc tế.
b) về kỹ năng
- Vận dụng được các kỹ năng cơ bản của luật sư, bao gồm: kỹ năng tư vấn pháp luật; kỹ năng nghiên cứu hồ sơ; kỹ năng tra cứu, viện dẫn các loại nguồn của pháp luật thương mại, đầu tư quốc tế; kỹ năng viết pháp lý; kỹ năng soạn thảo hợp đồng; kỹ năng đàm phán; kỹ năng giải quyết vấn đề pháp lý; kỹ năng quản lý công việc, xây dựng và phát triển thương hiệu cho luật sư và tổ chức hành nghề luật sư.
- Vận dụng được các kỹ năng hành nghề chuyên sâu của luật sư khi tư vấn pháp luật về thương mại, đầu tư quốc tế, giao dịch kinh doanh quốc tế và đầu tư có yếu tố nước ngoài.
- Vận dụng được các kỹ năng hành nghề chuyên sâu của luật sư khi tham gia giải quyết tranh chấp về thương mại và đầu tư có yếu tố nước ngoài thông qua các hình thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, trọng tài, tòa án; kỹ năng hành nghề chuyên sâu của luật sư khi tham gia giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế.
- Vận dụng được các kỹ năng hành nghề của luật sư trong một số lĩnh vực chuyên sâu về thương mại, đầu tư và giải quyết tranh chấp quốc tế.
c) Về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp
- Có thái độ ứng xử nghề nghiệp và thực hành nghề nghiệp phù hợp với các quy định pháp luật về nghề nghiệp luật sư, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư Việt Nam và yêu cầu thực hành nghề nghiệp của luật sư trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Có tinh thần trách nhiệm khi tư vấn các vấn đề liên quan đến hội nhập quốc tế cho các cơ quan của Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế của Nhà nước và khách hàng.
...
Theo đó, chuẩn đầu ra của Chương trình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế gồm chuẩn đầu ra về kiến thức; về kỹ năng; về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp được quy định chi tiết tại khoản 4.1 Điều 4 nêu trên.
Chương trình đào tạo luật sư (Hình từ Internet)
Chương trình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế được giảng dạy theo phương pháp nào?
Căn cứ Điều 6 Chương trình khung đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 1711/QĐ-BTP năm 2021 quy định về phương pháp giảng dạy như sau:
Phương pháp giảng dạy
Chương trình áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến như: phương pháp giảng dạy hỗn hợp (Blended Learning); giảng dạy theo tình huống, hồ sơ thực tế (Case Study); phương pháp đóng vai (Role Play); Diễn án (Moot Court); phương pháp giảng dạy trải nghiệm (Experiental Learning) và các phương pháp giảng dạy hiện đại khác.
Theo quy định trên, Chương trình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế được giảng dạy theo phương pháp sau:
- Phương pháp giảng dạy hỗn hợp (Blended Learning).
- Giảng dạy theo tình huống, hồ sơ thực tế (Case Study).
-Phương pháp đóng vai (Role Play).
-Diễn án (Moot Court).
-Phương pháp giảng dạy trải nghiệm (Experiental Learning).
- Phương pháp giảng dạy hiện đại khác.
Việc đánh giá kết quả của Chương trình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế được thực hiện theo hình thức nào?
Theo quy định tại Điều 7 Chương trình khung đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 1711/QĐ-BTP năm 2021 về đánh giá kết quả như sau:
Đánh giá kết quả
Chương trình đào tạo sử dụng các hình thức đánh giá kết quả đào tạo như sau:
- Đối với tất cả các học phần trừ học phần thực tập, việc đánh giá kết quả đào tạo dựa trên: điểm chuyên cần; điểm thường xuyên được đánh giá bằng đa dạng các hình thức như bài tập cá nhân, bài tập nhóm, viết tiểu luận, viết báo cáo thu hoạch; điểm thi kết thúc học phần.
- Đối với học phần thực tập, kết quả học tập được đánh giá dựa trên hình thức viết báo cáo và bảo vệ trước hội đồng.
Như vậy, việc đánh giá kết quả của Chương trình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế được thực hiện theo hình thức sau:
- Đối với tất cả các học phần trừ học phần thực tập, việc đánh giá kết quả đào tạo dựa trên: điểm chuyên cần; điểm thường xuyên được đánh giá bằng đa dạng các hình thức như bài tập cá nhân, bài tập nhóm, viết tiểu luận, viết báo cáo thu hoạch; điểm thi kết thúc học phần.
-Đối với học phần thực tập, kết quả học tập được đánh giá dựa trên hình thức viết báo cáo và bảo vệ trước hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?