Chữa bệnh động vật thủy sản dựa trên nguyên tắc gì? Chủ cơ sở nuôi có trách nhiệm gì trong việc chữa bệnh động vật thủy sản?
Chữa bệnh động vật thủy sản dựa trên nguyên tắc gì?
Theo khoản 1 Điều 17 Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống bệnh động vật thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định như sau:
Chữa bệnh động vật thủy sản
1. Nguyên tắc chữa bệnh động vật thủy sản:
a) Chỉ chữa bệnh đối với những bệnh có phác đồ Điều trị, động vật thủy sản bị bệnh có khả năng được chữa khỏi bệnh và đã xác định được bệnh;
b) Trường hợp chữa bệnh, nhưng động vật thủy sản không khỏi hoặc bị chết trong quá trình chữa bệnh thì thực hiện quy định tại Điều 16, Điều 18 và Điều 19 của Thông tư này; Không sử dụng động vật thủy sản không đáp ứng quy định về ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch để làm thực phẩm.
...
Theo đó, chữa bệnh động vật thủy sản được thực hiện theo những nguyên tắc sau:
- Chỉ chữa bệnh đối với những bệnh có phác đồ Điều trị, động vật thủy sản bị bệnh có khả năng được chữa khỏi bệnh và đã xác định được bệnh;
- Trường hợp chữa bệnh, nhưng động vật thủy sản không khỏi hoặc bị chết trong quá trình chữa bệnh thì thực hiện quy định tại Điều 16, Điều 18 và Điều 19 của Thông tư này; Không sử dụng động vật thủy sản không đáp ứng quy định về ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch để làm thực phẩm.
Động vật thủy sản (Hình từ internet)
Chủ cơ sở nuôi có trách nhiệm gì trong việc chữa bệnh động vật thủy sản?
Tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống bệnh động vật thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định như sau:
Chữa bệnh động vật thủy sản
...
2. Trách nhiệm của chủ cơ sở nuôi:
a) Chủ động chữa bệnh động vật thủy sản mắc bệnh theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
b) Chỉ sử dụng các loại thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học có trong Danh Mục thuốc thú y dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam, đồng thời sử dụng đúng liều lượng của thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất, cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản; ghi chép quá trình sử dụng các loại sản phẩm này.
...
Theo đó, chủ cơ sở nuôi có trách nhiệm như sau:
- Chủ động chữa bệnh động vật thủy sản mắc bệnh theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
- Chỉ sử dụng các loại thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học có trong Danh Mục thuốc thú y dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam, đồng thời sử dụng đúng liều lượng của thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất, cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản; ghi chép quá trình sử dụng các loại sản phẩm này.
Trạm thú y và Cục Thú y có trách nhiệm như thế nào trong việc chữa bệnh động vật thủy sản?
Tại khoản 4 và khoản 6 Điều 17 Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống bệnh động vật thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định như sau:
Chữa bệnh động vật thủy sản
...
4. Trách nhiệm của Trạm thú y:
a) Tham gia hướng dẫn thực hiện phác đồ Điều trị động vật thủy sản mắc bệnh cho nhân viên thú y xã, thú y tư nhân và người nuôi thủy sản;
b) Báo cáo Chi cục Thú y về hiệu quả của việc áp dụng phác đồ Điều trị.
5. Trách nhiệm của Chi cục Thú y:
a) Hướng dẫn, phổ biến phác đồ Điều trị động vật thủy sản mắc bệnh cho nhân viên thú y xã, thú y tư nhân và người nuôi động vật thủy sản;
b) Phối hợp với Chi cục Thủy sản, cơ sở nuôi, các tổ chức, cá nhân thử nghiệm phác đồ điều trị;
c) Báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y về hiệu quả của việc áp dụng phác đồ Điều trị; đề xuất thử nghiệm, ban hành phác đồ Điều trị mới có hiệu quả hơn.
6. Trách nhiệm của Cục Thú y:
a) Ban hành phác đồ điều trị cho một số bệnh động vật thủy sản nguy hiểm, có khả năng Điều trị;
b) Tổ chức kiểm tra, đánh giá các phác đồ Điều trị; việc sử dụng các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học để Điều trị bệnh.
Như vậy,
- Trách nhiệm của Trạm thú y là:
+ Tham gia hướng dẫn thực hiện phác đồ Điều trị động vật thủy sản mắc bệnh cho nhân viên thú y xã, thú y tư nhân và người nuôi thủy sản;
+ Báo cáo Chi cục Thú y về hiệu quả của việc áp dụng phác đồ Điều trị.
- Trách nhiệm của Cục Thú y:
+ Ban hành phác đồ điều trị cho một số bệnh động vật thủy sản nguy hiểm, có khả năng Điều trị;
+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá các phác đồ Điều trị; việc sử dụng các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học để Điều trị bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?