Chủ ví điện tử cá nhân sử dụng ví điện tử để chuyển tiền đến ví điện tử khác ngoài hệ thống khác thì hạn mức giao dịch tối đa là bao nhiêu?
- Chủ ví điện tử cá nhân có được sử dụng ví điện tử để chuyển tiền đến ví điện tử khác ngoài hệ thống khác không?
- Chủ ví điện tử cá nhân sử dụng ví điện tử để chuyển tiền đến ví điện tử khác ngoài hệ thống khác thì hạn mức giao dịch tối đa là bao nhiêu?
- Chủ ví điện tử cá nhân chỉ được sử dụng ví điện tử để chuyển tiền đến ví điện tử khác ngoài hệ thống khác khi nào?
Chủ ví điện tử cá nhân có được sử dụng ví điện tử để chuyển tiền đến ví điện tử khác ngoài hệ thống khác không?
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 25 Thông tư 40/2024/TT-NHNN như sau:
Sử dụng dịch vụ ví điện tử
...
2. Chủ ví điện tử được sử dụng ví điện tử để:
a) Rút tiền ra khỏi ví điện tử về tài khoản đồng Việt Nam của chủ ví điện tử tại ngân hàng liên kết;
b) Chuyển tiền đến tài khoản đồng Việt Nam mở tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Chuyển tiền đến ví điện tử khác trong cùng hệ thống (do một tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử mở);
d) Chuyển tiền đến ví điện tử khác ngoài hệ thống (do tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử khác mở);
đ) Thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ; nộp phí, lệ phí cho các dịch vụ công hợp pháp theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định trên thì chủ ví điện tử cũng có quyền chuyển tiền đến ví điện tử khác ngoài hệ thống, tức là ví điện tử do tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử khác mở.
Chủ ví điện tử cá nhân sử dụng ví điện tử để chuyển tiền đến ví điện tử khác ngoài hệ thống khác thì hạn mức giao dịch tối đa là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Chủ ví điện tử cá nhân sử dụng ví điện tử để chuyển tiền đến ví điện tử khác ngoài hệ thống khác thì hạn mức giao dịch tối đa là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Thông tư 40/2024/TT-NHNN quy định về hạn mức giao dịch qua ví điện tử như sau:
Hạn mức giao dịch qua ví điện tử
1. Tổng hạn mức giao dịch qua các ví điện tử cá nhân của 01 khách hàng tại 01 tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử (bao gồm giao dịch chuyển tiền và thanh toán theo quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 25 Thông tư này) tối đa là 100 (một trăm) triệu đồng Việt Nam trong một tháng.
...
Như vậy, hạn mức giao dịch tối đa đối với việc sử dụng ví điện tử để chuyển tiền đến ví điện tử khác ngoài hệ thống là 100 (một trăm) triệu đồng Việt Nam trong một tháng.
Lưu ý: Cũng theo khoản 1 Điều 26 Thông tư 40/2024/TT-NHNN thì hạn mức trên không áp dụng đối với:
(1) Ví điện tử cá nhân của người có ký hợp đồng hoặc thỏa thuận làm đơn vị chấp nhận thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử;
(3) Các giao dịch thanh toán:
- Thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; điện; nước; viễn thông; các loại phí, giá, tiền dịch vụ liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện giao thông đường bộ; học phí; viện phí;
- Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phí bảo hiểm theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022;
- Chi trả các khoản nợ đến hạn, quá hạn, lãi và các chi phí phát sinh cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải quy định tổng hạn mức cho các giao dịch thanh toán nêu trên qua các ví điện tử cá nhân của 01 (một) khách hàng không lớn hơn tổng hạn mức giao dịch qua các ví điện tử cá nhân đã được tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử cấp cho khách hàng đó.
Chủ ví điện tử cá nhân chỉ được sử dụng ví điện tử để chuyển tiền đến ví điện tử khác ngoài hệ thống khác khi nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 25 Thông tư 40/2024/TT-NHNN thì chủ ví điện tử cá nhân chỉ được sử dụng ví điện tử để chuyển tiền đến ví điện tử khác ngoài hệ thống khác bằng phương tiện điện tử khi đã hoàn thành việc đối chiếu khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học của chủ ví điện tử hoặc người đại diện với:
(i) Dữ liệu sinh trắc học được lưu trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước của người đó đã được xác thực chính xác là do cơ quan Công an cấp hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của người đó do Hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập; hoặc
(ii) Dữ liệu sinh trắc học được thu thập thông qua gặp mặt trực tiếp người đó đối với trường hợp là người nước ngoài không sử dụng danh tính điện tử, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch; hoặc
(iii) Dữ liệu sinh trắc học đã được thu thập và kiểm tra (đảm bảo sự khớp đúng giữa dữ liệu sinh trắc học của người đó với dữ liệu sinh trắc học trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước đã được xác thực chính xác là do cơ quan Công an cấp hoặc với dữ liệu sinh trắc học của người đó thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử do Hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập); hoặc
(iv) Dữ liệu sinh trắc học của người đó được lưu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong trường hợp sử dụng thẻ căn cước công dân không có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?