Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về nồng độ cồn đối với người điều khiển xe ô tô thay cho lực lượng CSGT trong trường hợp nào?
- Người điều khiển xe ô tô chịu xử phạt vi phạm vi phạm hành chính cao nhất về nồng độ cồn khi vượt quá bao nhiêu miligam/1 lít khí thở?
- Trường hợp nào Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về nồng độ cồn đối với người điều khiển xe ô tô thay cho lực lượng CSGT?
- Chủ tịch UBND tỉnh có thẩm quyền lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính về nồng độ cồn hay không?
Người điều khiển xe ô tô chịu xử phạt vi phạm vi phạm hành chính cao nhất về nồng độ cồn khi vượt quá bao nhiêu miligam/1 lít khí thở?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với xe ô tô được quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
...
h) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Theo quy định vừa nêu thì người điều khiển xe ô tô chịu xử phạt vi phạm vi phạm hành chính cao nhất về nồng độ cồn là từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Ngoại mức xử phạt vi phạm hành chính trên thì người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về nồng độ cồn đối với người điều khiển xe ô tô thay cho lực lượng CSGT trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về nồng độ cồn đối với người điều khiển xe ô tô thay cho lực lượng CSGT?
Thầm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ được quy định tại Điều 75 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 27 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
Bên cạnh đó, tại Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 27 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
...
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng, phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm c và điểm e khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
...
Theo đó, có thể thấy cấp lãnh đạo của lực lượng cảnh sát giao thông chỉ có thể ra quyết đinh xử phạt vi phạm hành chính đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
Đối với Chủ tịch UBND tỉnh thì sẽ có thẩm quyền ra quyết đinh xử phạt vi phạm hành chính đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
Như vậy, Chủ tịch UBND tỉnh sẽ đích thân ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm quy định về nồng độ cồn khi người này vi phạm ở mức cao nhất (trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở).
Chủ tịch UBND tỉnh có thẩm quyền lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính về nồng độ cồn hay không?
Căn cứ Điều 79 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính như sau:
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm:
a) Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định tại các Điều 75, 76 và 77 của Nghị định này;
...
Như vậy, Chủ tịch UBND tỉnh sẽ có thẩm quyền lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính về nồng độ cồn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?