Chủ tịch UBND cấp xã quyết định miễn nhiệm Tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường hợp nào?
- Nội dung tuyên truyền, phổ biến kiến thức của Tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Chủ tịch UBND cấp xã quyết định miễn nhiệm Tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường hợp nào?
- Cố ý làm lộ bí mật nhà nước có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Nội dung tuyên truyền, phổ biến kiến thức của Tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh phải đảm bảo yêu cầu gì?
Hoạt động của Tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh cần đàm bảo các yêu cầu được quy định tại Điều 5 Thông tư 25/2014/TT-BQP như sau:
Yêu cầu hoạt động của Tuyên truyền viên
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật.
2. Đúng kế hoạch, nội dung và nhiệm vụ được giao.
3. Nội dung tuyên truyền, phổ biến phải đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
4. Dễ hiểu, có sức thuyết phục, phù hợp với từng đối tượng.
Theo quy định hoạt động của Tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh cần đàm bảo các yêu cầu sau:
- Tuân thủ các quy định của pháp luật.
- Đúng kế hoạch, nội dung và nhiệm vụ được giao.
- Nội dung tuyên truyền, phổ biến phải đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Dễ hiểu, có sức thuyết phục, phù hợp với từng đối tượng.
Như vậy, nội dung tuyên truyền, phổ biến kiến thức của Tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh phải đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Đồng thời đảm bảo đầy đủ các nội dung phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh được quy định tại Điều 19 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013, cụ thể:
Nội dung phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh
Những hiểu biết cần thiết về độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; nhiệm vụ quốc phòng và an ninh trong từng thời kỳ; phòng thủ dân sự; trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chủ tịch UBND cấp xã quyết định miễn nhiệm Tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Chủ tịch UBND cấp xã quyết định miễn nhiệm Tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường hợp nào?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định miễn nhiệm Tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường hợp được quy định tại Điều 6 Thông tư 25/2014/TT-BQP như sau:
Quyết định miễn nhiệm Tuyên truyền viên
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quyết định miễn nhiệm Tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường hợp sau:
1. Bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.
2. Vi phạm Điều 9 Luật giáo dục quốc phòng và an ninh.
Theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định miễn nhiệm Tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường hợp sau:
- Bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.
- Vi phạm Điều 9 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013, gồm:
+ Lợi dụng hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh để tuyên truyền xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tiết lộ bí mật nhà nước; tuyên truyền chính sách thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
+ Cản trở việc thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh.
+ Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.
Cố ý làm lộ bí mật nhà nước có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước được quy định theo Điều 337 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 125 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:
Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước
1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Căn cứ trên quy định người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
* Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
- Có tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
* Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
- Có tổ chức;
- Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Lưu ý: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?