Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) phải là sĩ quan Quân đội đúng không? Ai là người có thẩm quyền bổ nhiệm Chủ tịch Tập đoàn Viettel?
Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) phải là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đúng không?
Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) phải là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đúng không? (Hình từ Internet)
Điều 40 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (gọi tắt là Điều lệ) ban hành kèm theo Nghị định 05/2018/NĐ-CP Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) quy định như sau:
Chủ tịch VIETTEL
1. Chủ tịch VIETTEL là người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại VIETTEL, thực hiện các quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại VIETTEL. Chủ tịch VIETTEL nhân danh VIETTEL, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của VIETTEL, trừ quyền và nghĩa vụ của Tổng Giám đốc; thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, cổ đông, thành viên đối với các công ty do VIETTEL làm chủ sở hữu hoặc sở hữu cổ phần, vốn góp.
2. Chủ tịch VIETTEL sử dụng bộ máy quản lý, điều hành, bộ phận giúp việc (nếu có) và con dấu của VIETTEL để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch VIETTEL tổ chức việc lấy ý kiến các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước trước khi quyết định các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của mình. Chi phí lấy ý kiến chuyên gia tư vấn được quy định tại Quy chế quản lý tài chính của VIETTEL.
3. Trường hợp Chủ tịch VIETTEL vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện một số quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch VIETTEL; việc ủy quyền phải được thông báo kịp thời bằng văn bản đến Bộ Quốc phòng. Các trường hợp ủy quyền khác thực hiện theo quy định tại quy chế quản lý nội bộ của VIETTEL.
Tại Điều 41 Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định 05/2018/NĐ-CP Tiêu chuẩn và điều kiện của Chủ tịch VIETTEL được quy định như sau:
Tiêu chuẩn và điều kiện của Chủ tịch VIETTEL
1. Là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện và quy định theo Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam và quy định của cấp có thẩm quyền.
2. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của VIETTEL.
3. Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết; hiểu biết và có ý thức chấp hành pháp luật.
Như vậy, chủ tịch Viettel bắt buộc phải là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện và quy định theo Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam và quy định của cấp có thẩm quyền.
Ai là người có quyền bổ nhiệm Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel)?
Tại Điều 42 Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định 05/2018/NĐ-CP quy định về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, khen thưởng, kỷ luật và nhiệm kỳ của Chủ tịch VIETTEL như sau:
Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, khen thưởng, kỷ luật và nhiệm kỳ của Chủ tịch VIETTEL
1. Bộ Quốc phòng đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch VIETTEL. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Chủ tịch VIETTEL sau khi có ý kiến thống nhất của tập thể Ban cán sự Đảng Chính phủ.
2. Nhiệm kỳ của Chủ tịch VIETTEL thực hiện theo quy định của pháp luật.
Vậy Thủ tướng Chính phủ là người bổ nhiệm Chủ tịch VIETTEL sau khi có ý kiến thống nhất của tập thể Ban cán sự Đảng Chính phủ, theo đề nghị của Bộ Quốc phòng.
Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) có trách nhiệm như thế nào?
Tại Điều 46 Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định 05/2018/NĐ-CP quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) bao gồm có:
- Chủ tịch VIETTEL có các nghĩa vụ sau đây
+ Quản lý và điều hành VIETTEL tuân thủ quy định của pháp luật và quyết định của đại diện chủ sở hữu nhà nước và Điều lệ này.
+ Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm tối đa lợi ích hợp pháp của VIETTEL và chủ sở hữu VIETTEL.
+Trung thành với lợi ích của VIETTEL và chủ sở hữu VIETTEL không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của VIETTEL, không lạm dụng chức vụ, quyền hạn và sử dụng tài sản của VIETTEL để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
+Thông báo kịp thời, đầy đủ và chính xác cho VIETTEL về các doanh nghiệp mà mình và người có liên quan của mình làm chủ sở hữu hoặc có cổ phần, phần vốn góp.
+ Chịu trách nhiệm cá nhân khi lợi dụng danh nghĩa VIETTEL thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của VIETTEL và gây thiệt hại cho người khác; thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn khi có nguy cơ rủi ro tài chính có thể xảy ra đối với VIETTEL.
+ Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ này và quy định của pháp luật có liên quan.
- Chủ tịch VIETTEL có các trách nhiệm sau đây:
+ Đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương hoặc quyết định các vấn đề liên quan đến VIETTEL quy định tại Điều lệ này.
+ Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
+ Chịu trách nhiệm trước đại diện chủ sở hữu nhà nước trong quản lý, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn; báo cáo kịp thời cơ quan đại diện chủ sở hữu khi VIETTEL hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn thành nhiệm vụ được giao và những trường hợp sai phạm khác.
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về vi phạm gây tổn thất vốn, tài sản của VIETTEL.
+ Chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?