Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?

Cho hỏi: Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì? Chính ủy Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng có các nghĩa vụ như thế nào? - câu hỏi của anh Tuấn (Bình Dương)

Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?

Theo điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 562a/2018/UBTVQH14 về cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng của đơn vị thành lập mới thuộc Bộ Quốc phòng quy định như sau:

Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng của Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội và Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam
1. Trung tướng;
a) Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng;
b) Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.
2. Thiếu tướng:
a) Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam;
b) Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng có số lượng không quá ba; Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng có số lượng là một;
c) Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội có số lượng không quá ba, gồm: Phó Tổng Giám đốc là Bí thư Đảng ủy; Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Công nghiệp quốc phòng công nghệ cao; Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Công nghệ thông tin và an ninh mạng.

Theo quy định người giữ chức vụ Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng.

Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội có các nghĩa vụ như thế nào?

Theo Điều 26 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định về nghĩa vụ của sĩ quan như sau:

Nghĩa vụ của sĩ quan
Sĩ quan có nghĩa vụ sau đây:
1. Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tham gia xây dựng đất nước, bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;
2. Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, quân sự, văn hoá, chuyên môn và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ;
3. Tuyệt đối phục tùng tổ chức, phục tùng chỉ huy; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội; giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia;
4. Thường xuyên chăm lo lợi ích vật chất và tinh thần của bộ đội;
5. Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tôn trọng và gắn bó mật thiết với nhân dân.

Như vậy, Chính ủy Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng có các nghĩa vụ sau đây:

- Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tham gia xây dựng đất nước, bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;

- Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, quân sự, văn hoá, chuyên môn và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ;

- Tuyệt đối phục tùng tổ chức, phục tùng chỉ huy; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội; giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia;

- Thường xuyên chăm lo lợi ích vật chất và tinh thần của bộ đội;

- Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tôn trọng và gắn bó mật thiết với nhân dân.

Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội

Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì? (Hình từ Internet)

Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm cấp tướng là bao nhiêu?

Theo khoản 1 Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 và khoản 2 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014) quy định như sau:

Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan
1. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm:
Cấp Úy: nam 46, nữ 46;
Thiếu tá: nam 48, nữ 48;
Trung tá: nam 51, nữ 51;
Thượng tá: nam 54, nữ 54;
Đại tá: nam 57, nữ 55;
Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.
2. Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều này không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.
3. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các điểm đ, e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều 11 của Luật này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo quy định hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm cấp tướng là nam 60, nữ 55.

Tuy nhiên, khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.

Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn ứng tiền Viettel đơn giản, nhanh chóng? Dịch vụ ứng tiền của nhà mạng có phải cho vay nặng lãi không?
Pháp luật
Nghị định 79/2024/NĐ-CP về thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội ra sao?
Pháp luật
Loại hình doanh nghiệp của Tập đoàn VIETTEL là gì? Vốn điều lệ của Tập đoàn VIETTEL là bao nhiêu?
Pháp luật
Những ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn VIETTEL là gì? Ai có quyền quyết định điều chỉnh vốn điều lệ của Tập đoàn VIETTEL?
Pháp luật
Vốn của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội gồm những nguồn vốn nào? Việc quản lý vốn của Tập đoàn này được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) phải là sĩ quan Quân đội đúng không? Ai là người có thẩm quyền bổ nhiệm Chủ tịch Tập đoàn Viettel?
Pháp luật
Mức tiền thưởng Huân chương Sao vàng trao tặng Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội là bao nhiêu?
Pháp luật
Công ty con do Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội nắm giữ 100% vốn điều lệ có được sử dụng số vốn tạm thời nhàn rỗi để đầu tư thu lợi nhuận không?
Pháp luật
Công ty con do Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội nắm giữ 100% vốn điều lệ có được chủ động huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh không?
Pháp luật
Tập đoàn VIETTEL có quyền và nghĩa vụ gì đối với vốn và tài sản? Vốn điều lệ của Tập đoàn VIETTEL tại thời điểm ban hành là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội
2,585 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào