Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam đầu tiên là ai? Tiền thân của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có tên gọi là gì?

Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam đầu tiên là ai? Tiền thân của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có tên gọi là gì? Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam cấp xã là gì? Người lao động có được nghỉ làm hưởng lương ngày 20 tháng 10 không?

Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam đầu tiên là ai? Tiền thân của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có tên gọi là gì?

Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam đầu tiên là Bà Lê Thị Xuyến. Bà Lê Thị Xuyến sinh năm 1909 tại xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc. Năm 1928, bà tốt nghiệp bậc Thành Chung vừa đỗ bằng sư phạm và là phụ nữ đầu tiên ở Quảng Nam có được tấm bằng ấy. Sau đó, bà được giữ lại làm giáo viên của Trường Đồng Khánh.

Tháng 4/1950, tại Đại hội phụ nữ Toàn quốc lần thứ nhất, Đoàn phụ nữ cứu quốc đã hợp nhất vào Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, thành một tổ chức chính trị duy nhất của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam. Đồng chí Lê Thị Xuyến được cử làm Hội trưởng.

Tiền thân của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có tên gọi là gì?

Tiền thân của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là tổ chức Hội Phụ nữ Giải phóng, được thành lập vào ngày 20/10/1930.

Năm nay, ngày 20 tháng 10 năm 2024, đánh dấu kỷ niệm 94 năm ngày thành lập của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, hay còn được gọi là Ngày Phụ nữ Việt Nam.

*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Lưu ý:

Tiêu chuẩn của Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp xã được quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:

- Độ tuổi: Theo quy định của luật, điều lệ tổ chức và quy định của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương.

- Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp luật, điều lệ tổ chức có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật, điều lệ đó;

- Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên. Trường hợp luật, điều lệ tổ chức có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật, điều lệ đó;

- Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.

Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam đầu tiên là ai? Tiền thân của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có tên gọi là gì? Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam cấp xã là gì?

Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam đầu tiên là ai? Tiền thân của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có tên gọi là gì? Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam cấp xã là gì? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam cấp xã là gì?

Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (Hội phụ nữ Việt Nam) cấp xã được quy định tại Điều 9 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:

Theo đó, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (Hội phụ nữ Việt Nam) cấp xã chỉ đạo và cùng với các ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp xã thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ tổ chức mình; chương trình, kế hoạch công tác, hướng dẫn hoạt động đối với các chi hội ở thôn, tổ dân phố;

- Phối hợp với chính quyền địa phương cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp vận động, hướng dẫn cán bộ, hội viên tổ chức mình tham gia thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và các phong trào thi đua của tổ chức mình theo chương trình, nghị quyết của tổ chức chính trị - xã hội cấp trên đề ra;

- Góp ý, kiến nghị với cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp trong việc thực hiện chính sách, pháp luật tại địa phương; thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng, quy định của pháp luật; các nghị quyết đối với hội viên của tổ chức mình;

- Chuẩn bị nội dung, triệu tập và chủ trì các Hội nghị, cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;

- Chỉ đạo việc lập kế hoạch kinh phí, chấp hành, quyết toán kinh phí hoạt động và quyết định việc phân bổ kinh phí hoạt động do Nhà nước cấp đối với tổ chức mình;

- Bám sát hoạt động các phong trào, định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá và báo cáo với cấp ủy Đảng cùng cấp và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp trên về hoạt động của tổ chức mình;

- Chỉ đạo hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ theo đúng quy chế hoạt động đã được ban hành;

- Các nhiệm vụ khác theo quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan, quy định của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.

Người lao động có được nghỉ làm hưởng lương ngày 20 tháng 10 không?

Nghỉ lễ, tết được quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Nghỉ hằng tuần được quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Theo đó, ngày 20 tháng 10 người lao động không được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.

Người lao động chỉ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong 11 ngày lễ, tết như sau:

- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

- Tết Âm lịch: 05 ngày;

- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Lưu ý:

Trường hợp ngày 20 tháng 10 trùng với ngày nghỉ hằng tuần của người lao động thì người lao động được nghỉ làm.

Nếu người lao động có nhu cầu nghỉ làm ngày 20 tháng 10, người lao động có thể dùng phép năm xin nghỉ hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.

Ngày Phụ nữ Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Ngày 20 tháng 10 là ngày gì? Lịch sử, ý nghĩa và các hoạt động kỷ niệm của ngày này?
Pháp luật
Lời chúc ngày 20 10 cho đồng nghiệp? Doanh nghiệp có phải thưởng cho lao động nữ vào ngày 20 10 hay không?
Pháp luật
Kế hoạch hội thi văn nghệ 20 10 hay nhất? Tổ chức hội thi văn nghệ Ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 như thế nào?
Pháp luật
Lời chúc ngày 20 tháng 10 dành cho crush ấn tượng, ghi điểm? Tặng ô tô cho crush với điều kiện đăng ký kết hôn có vi phạm pháp luật?
Pháp luật
Mẫu tờ trình xin kinh phí tổ chức 20 10 2024? Tải mẫu tờ trình xin kinh phí tổ chức 20 10 2024?
Pháp luật
Mẫu báo cáo hoạt động kỷ niệm 20 10 năm 2024 ngày Phụ nữ Việt Nam? Tải mẫu báo cáo hoạt động kỷ niệm 20 10 2024 ở đâu?
Pháp luật
Lời chúc 20 10 cho mẹ cảm động? Câu chúc 20 10 cho mẹ ngắn gọn, ý nghĩa nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam ra sao?
Pháp luật
Lời chúc 20 10 ngắn gọn ý nghĩa dành cho tất cả phụ nữ? Lời chúc 20 10 hay dành cho cô giáo, mẹ, người yêu?
Pháp luật
Lời chúc Ngày Phụ nữ Việt Nam 20 10 tiếng Anh, tiếng Việt? Chúc mừng ngày Phụ nữ tiếng Anh thế nào?
Pháp luật
Bài thơ về ngày 20 10 cho trẻ mầm non? 20 10 học sinh có được nghỉ không? Lời chúc 20 10 cho cô giáo mầm non ra sao?
Pháp luật
Lời chúc 20 10 cho cô giáo ngắn gọn ý nghĩa, hay nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 2024 như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngày Phụ nữ Việt Nam
1,098 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngày Phụ nữ Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngày Phụ nữ Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào