Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia do ai bổ nhiệm? Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia là gì?
Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia do ai bổ nhiệm?
Người có quyền bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia được quy định tại Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Y khoa Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 495/QĐ-TTg năm 2021 như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng
Hội đồng có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 956/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Hội đồng Y khoa Quốc gia:
1. Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Y tế kiêm nhiệm. Các Phó Chủ tịch Hội đồng phụ trách các lĩnh vực, công việc theo phân công nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng; có 01 Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng hoạt động chuyên trách giúp Chủ tịch Hội đồng giải quyết công việc thường xuyên của Hội đồng và những việc khác có liên quan khi được Chủ tịch Hội đồng phân công hoặc ủy quyền. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng.
2. Ủy viên Hội đồng có từ 27 đến 29 thành viên do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, gồm:
a) Đại diện của Tổng hội Y học Việt Nam và một số Hội nghề nghiệp, chuyên khoa, chuyên ngành khác thuộc lĩnh vực y tế.
b) Đại diện một số cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe.
c) Đại diện một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
d) Đại diện của một số Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế về đào tạo, khám bệnh, chữa bệnh, pháp chế.
đ) 01 thành viên đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Thành viên Hội đồng được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại.
Theo quy định trên, người có quyền bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia là Thủ tướng Chính phủ.
Hội đồng Y khoa quốc gia (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia là gì?
Căn cứ Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Y khoa Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 495/QĐ-TTg năm 2021, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Chỉ đạo xây dựng, phê duyệt, tổ chức triển khai và kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch hoạt động của Hội đồng; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động chuẩn bị tổ chức đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
- Chỉ đạo, điều hành giải quyết các công việc của Hội đồng.
- Đại diện cho Hội đồng trong mối quan hệ với cơ quan quản lý, đơn vị, tổ chức có liên quan.
- Ban hành các quy chế, quy định, hướng dẫn, quyết định và các văn bản khác để phục vụ hoạt động chuyên môn và công tác quản lý, điều hành hoạt động của Hội đồng.
- Phân công nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng.
- Mời chuyên gia trong nước và quốc tế để phục vụ cho các nhiệm vụ của Hội đồng theo quy định của pháp luật.
- Quản lý nhân lực, tài chính, tài sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của Hội đồng theo quy định của pháp luật.
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác do cấp có thẩm quyền phân công và theo quy định của pháp luật.
Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia có thể mời chuyên gia có kinh nghiệm tham gia các cuộc họp Hội đồng không?
Việc Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia có thể mời chuyên gia có kinh nghiệm tham gia các cuộc họp Hội đồng không, theo quy định tại Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Y khoa Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 495/QĐ-TTg năm 2021 như sau:
Phương thức hoạt động của Hội đồng
1. Hội đồng hoạt động trên cơ sở kế hoạch hoạt động do chủ tịch Hội đồng phê duyệt.
2. Hội đồng làm việc thông qua cuộc họp hoặc gửi xin ý kiến Thành viên Hội đồng bằng Phiếu ghi ý kiến theo mẫu do Chủ tịch Hội đồng ban hành trong trường hợp không đủ số lượng thành viên dự họp theo quy định hoặc trong trường hợp cần thiết vì lý do bất khả kháng.
2. Hội đồng họp thường kỳ theo kế hoạch của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng phê duyệt và họp đột xuất khi có yêu cầu phát sinh. Các cuộc họp của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng có mặt và dự họp. Thành viên Hội đồng biểu quyết bằng bỏ phiếu kín để quyết định những vấn đề liên quan đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng. Phiên họp đột xuất của Hội đồng được triệu tập theo Quyết định của Chủ tịch hội đồng hoặc theo đề nghị của ít nhất 1/3 tổng số thành viên Hội đồng. Các cuộc họp đột xuất phải có ít nhất 50% thành viên của Hội đồng có mặt và tham dự, trong đó phải có đủ thành viên có chuyên môn về vấn đề cần đưa ra thảo luận tại cuộc họp.
3. Các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất của Hội đồng được tiến hành theo các hình thức: Tổ chức họp trực tiếp; họp trực tuyến qua mạng. Chương trình họp, các tài liệu liên quan đến cuộc họp của Hội đồng phải được thông báo và chuyển cho các thành viên Hội đồng chậm nhất là 05 ngày trước ngày diễn ra cuộc họp, trừ trường hợp đột xuất.
Hội đồng thảo luận dân chủ, công khai về những vấn đề trong chương trình cuộc họp và những vấn đề do Chủ tịch hoặc các thành viên nêu ra. Các ý kiến của thành viên Hội đồng phải được ghi vào biên bản cuộc họp.
4. Trong trường hợp cần thiết căn cứ vào nội dung hoạt động, Chủ tịch Hội đồng có thể mời, thuê chuyên gia có kinh nghiệm, am hiểu kiến thức về chuyên môn, nội dung cần thảo luận lấy ý kiến để tư vấn hoặc tham gia các cuộc họp Hội đồng. Chuyên gia tư vấn được tham gia thảo luận các vấn đề nêu ra trong phiên họp nhưng không tham gia biểu quyết.
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia có thể mời chuyên gia có kinh nghiệm, am hiểu kiến thức về chuyên môn, nội dung cần thảo luận lấy ý kiến để tham gia các cuộc họp Hội đồng trong trường hợp cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?
- Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?
- Ngày 28 11 là ngày sinh của ai? 28/11/2024 là thứ mấy? 28 11 2024 có phải ngày lễ lớn ở Việt Nam hay không?