Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia có thẩm quyền bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Y khoa không? Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng?
Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia do lãnh đạo Bộ Y tế kiêm nhiệm đúng không?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 3 Quyết định 827/QĐ-TTg năm 2024 quy định về cơ cấu tổ chức và kinh phí của Hội đồng Y khoa Quốc gia như sau:
Cơ cấu tổ chức và kinh phí của Hội đồng Y khoa Quốc gia
1. Hội đồng Y khoa Quốc gia gồm Chủ tịch, không quá 03 Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng, trong đó:
a) Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Bộ Y tế kiêm nhiệm.
b) Các Phó Chủ tịch Hội đồng gồm: 01 Phó Chủ tịch Thường trực hoạt động chuyên trách, 01 Phó Chủ tịch là Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế kiêm nhiệm và 01 Phó Chủ tịch là Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo thuộc Bộ Y tế kiêm nhiệm.
Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Nhiệm kỳ của Phó Chủ tịch Thường trực hoạt động chuyên trách là 05 năm và có thể bổ nhiệm lại, nhưng không quá 02 nhiệm kỳ liên tiếp.
...
Theo đó, Hội đồng Y khoa Quốc gia gồm Chủ tịch, không quá 03 Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng. Trong đó, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia do lãnh đạo Bộ Y tế kiêm nhiệm.
Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia có thẩm quyền bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Y khoa không? Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia có thẩm quyền bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Y khoa không?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 3 Quyết định 827/QĐ-TTg năm 2024 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức và kinh phí của Hội đồng Y khoa Quốc gia
...
c) Các Ủy viên Hội đồng
Ủy viên Hội đồng bao gồm: đại diện các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; đại diện các cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe; đại diện hội (hiệp hội) nghề nghiệp và chuyên gia ngành y tế; đại diện cơ quan quản lý nhà nước; trong đó có 01 Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng. Số lượng Ủy viên Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia quyết định dựa trên nhu cầu thực tế của Hội đồng.
Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia do Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia bổ nhiệm, miễn nhiệm và làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia được quy định trong Quy chế Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Y khoa Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Như vậy, theo quy định thì Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia sẽ bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia. Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia bao gồm:
- Đại diện các cơ sở khám chữa bệnh;
- Đại diện các cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe; đại diện hội (hiệp hội) nghề nghiệp và chuyên gia ngành y tế;
- Đại diện cơ quan quản lý nhà nước; trong đó có 01 Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng.
Lưu ý: Số lượng Ủy viên Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia quyết định dựa trên nhu cầu thực tế của Hội đồng.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia hiện nay?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia được quy định tại Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Y khoa Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 495/QĐ-TTg năm 2021 gồm:
- Chỉ đạo xây dựng, phê duyệt, tổ chức triển khai và kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch hoạt động của Hội đồng; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động chuẩn bị tổ chức đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
- Chỉ đạo, điều hành giải quyết các công việc của Hội đồng;
- Đại diện cho Hội đồng trong mối quan hệ với cơ quan quản lý, đơn vị, tổ chức có liên quan;
- Ban hành các quy chế, quy định, hướng dẫn, quyết định và các văn bản khác để phục vụ hoạt động chuyên môn và công tác quản lý, điều hành hoạt động của Hội đồng.
- Phân công nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng.
- Mời chuyên gia trong nước và quốc tế để phục vụ cho các nhiệm vụ của Hội đồng theo quy định của pháp luật.
- Quản lý nhân lực, tài chính, tài sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của Hội đồng theo quy định của pháp luật;
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác do cấp có thẩm quyền phân công và theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?