Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng cơ quan Bộ Nội vụ là ai và có những nhiệm vụ quyền hạn gì?
Giúp việc cho Hội đồng Thi đua khen thưởng Bộ Nội vụ bao gồm những cơ quan nào?
Căn cứ Điều 5 Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua khen thưởng cơ quan Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1146/QĐ-BNV năm 2013 quy định về cơ quan giúp việc cho Hội đồng như sau:
Cơ quan giúp việc cho Hội đồng
Cơ quan giúp việc cho Hội đồng là Phòng Thi đua, khen thưởng, Văn phòng Bộ Nội vụ, có những nhiệm vụ sau:
1. Giúp Thường trực Hội đồng lập kế hoạch và chương trình công tác của Hội đồng;
2. Dự thảo nội dung các văn bản, tài liệu phục vụ cho hoạt động của Hội đồng, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ của Hội đồng được quy định tại Điều 2 Quyết định số 613/QĐ-BNV ngày 27 tháng 5 năm 2013 về việc thành lập Hội đồng Thi đua, khen thưởng cơ quan Bộ Nội vụ;
3. Chuẩn bị nội dung và các điều kiện cần thiết cho các phiên họp của Hội đồng;
...
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan giúp việc cho Hội đồng Thi đua khen thưởng là Phòng Thi đua khen thưởng và Văn phòng Bộ Nội vụ.
Giúp việc cho Hội đồng Thi đua khen thưởng Bộ Nội vụ bao gồm những cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng cơ quan Bộ Nội vụ là ai và có những nhiệm vụ quyền hạn gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua khen thưởng cơ quan Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1146/QĐ-BNV năm 2013 quy định về thường trực Hội đồng như sau:
Thường trực Hội đồng
1. Thường trực Hội đồng gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên Thư ký của Hội đồng.
2. Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Bộ Nội vụ (phụ trách Văn phòng Bộ) có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động của Hội đồng, chủ trì và kết luận các phiên họp của Hội đồng;
- Phân công nhiệm vụ cho các Phó Chủ tịch và từng thành viên Hội đồng; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ được giao;
- Ký các văn bản do Hội đồng phát hành, chương trình, kế hoạch công tác thi đua, khen thưởng hàng năm;
- Đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét, khen thưởng và trình cấp có thẩm quyền khen thưởng tập thể, cá nhân của các đơn vị, tổ chức thuộc cơ quan Bộ Nội vụ theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Trong trường hợp đột xuất và gấp, quyết định một số công việc do Hội đồng ủy quyền được quy định tại Khoản 3, Điều 2 Quyết định số 613/QĐ-BNV ngày 27/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc thành lập Hội đồng Thi đua, khen thưởng cơ quan Bộ Nội vụ và báo cáo ngay với Hội đồng các công việc đã giải quyết vào kỳ họp kế tiếp.
...
Như vậy, chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng cơ quan Bộ Nội vụ là Thứ trưởng Bộ Nội vụ.
Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng có những nhiệm vụ quyền hạn sau:
(1) Lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động của Hội đồng, chủ trì và kết luận các phiên họp của Hội đồng;
(2) Phân công nhiệm vụ cho các Phó Chủ tịch và từng thành viên Hội đồng; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ được giao;
(3) Ký các văn bản do Hội đồng phát hành, chương trình, kế hoạch công tác thi đua, khen thưởng hàng năm;
(4) Đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét, khen thưởng và trình cấp có thẩm quyền khen thưởng tập thể, cá nhân của các đơn vị, tổ chức thuộc cơ quan Bộ Nội vụ;
(5) Trong trường hợp đột xuất và gấp, quyết định một số công việc do Hội đồng ủy quyền và báo cáo ngay với Hội đồng các công việc đã giải quyết vào kỳ họp kế tiếp.
Phó Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng cơ quan Bộ Nội vụ có được chủ trì các phiên họp của Hội đồng hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua khen thưởng cơ quan Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1146/QĐ-BNV năm 2013 quy định về thường trực Hội đồng như sau:
Thường trực Hội đồng
...
3. Phó Chủ tịch Hội đồng là Chánh Văn phòng Bộ và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Giúp Chủ tịch Hội đồng thực hiện một số nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về nhiệm vụ được phân công;
- Đề xuất chủ trương, kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc tổ chức thực hiện phong trào thi đua và công tác khen thưởng của các đơn vị, tổ chức thuộc cơ quan Bộ Nội vụ;
- Ký văn bản do Hội đồng phát hành; chủ trì các phiên họp của Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền;
- Chỉ đạo các công việc của cơ quan giúp việc cho Hội đồng: Lập kế hoạch và chương trình công tác của Hội đồng; chuẩn bị nội dung và văn bản báo cáo tại các phiên họp của Hội đồng; dự toán kinh phí cho hoạt động công tác thi đua, khen thưởng hàng năm; quản lý quỹ thi đua, khen thưởng của cơ quan Bộ theo quy định của Pháp luật;
- Chịu trách nhiệm thẩm định thành tích và đề xuất các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân của các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Nội vụ;
- Tổng hợp, định kỳ báo cáo Hội đồng kết quả công tác thi đua, khen thưởng của cơ quan Bộ Nội vụ.
...
Như vậy, Phó Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng được quyền chủ trì các phiên họp của Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng ủy quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?