Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch có trách nhiệm và quyền hạn gì? Khi thẩm định quy hoạch cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định sẽ thực hiện nhiệm vụ gì?
Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch có trách nhiệm và quyền hạn gì?
Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch có trách nhiệm và quyền hạn được quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 37/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 58/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 12/08/2023) như sau
Trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch và các thành viên của Hội đồng thẩm định quy hoạch
1. Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch có trách nhiệm và quyền hạn:
a) Chịu trách nhiệm về hoạt động của Hội đồng thẩm định quy hoạch; tổ chức, điều hành các cuộc họp của Hội đồng thẩm định quy hoạch;
b) Phân công nhiệm vụ cho thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch;
c) Ban hành báo cáo thẩm định quy hoạch;
d) Xem xét, quyết định việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định quy hoạch và ủy quyền Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch thực hiện các nội dung công việc thuộc quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch nếu cần thiết.
...
Như vậy, theo quy định trên thì Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch có trách nhiệm và quyền hạn như:
- Chịu trách nhiệm về hoạt động của Hội đồng thẩm định quy hoạch; tổ chức, điều hành các cuộc họp của Hội đồng thẩm định quy hoạch;
- Phân công nhiệm vụ cho thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch;
- Ban hành báo cáo thẩm định quy hoạch;
- Xem xét, quyết định việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định quy hoạch và ủy quyền Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch thực hiện các nội dung công việc thuộc quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch nếu cần thiết.
Trước đây, Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch có trách nhiệm và quyền hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 37/2019/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch và các thành viên của Hội đồng thẩm định quy hoạch
1. Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch có trách nhiệm và quyền hạn:
a) Chịu trách nhiệm về hoạt động của Hội đồng thẩm định quy hoạch; tổ chức, điều hành các cuộc họp của Hội đồng thẩm định quy hoạch;
b) Phân công nhiệm vụ cho thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch;
c) Phê duyệt báo cáo thẩm định quy hoạch.
2. Thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch có trách nhiệm và quyền hạn:
a) Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng thẩm định quy hoạch;
b) Nghiên cứu hồ sơ trình thẩm định quy hoạch, chuẩn bị ý kiến góp ý bằng văn bản tại cuộc họp của Hội đồng thẩm định quy hoạch về lĩnh vực chuyên môn và các vấn đề chung; gửi ý kiến góp ý bằng văn bản về dự thảo báo cáo thẩm định quy hoạch tới cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch để tổng hợp; phối hợp với cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch rà soát các nội dung giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định trong hồ sơ, tài liệu quy hoạch trước khi hồ sơ, tài liệu quy hoạch được đóng dấu xác nhận;
c) Được quyền bảo lưu ý kiến của mình;
d) Thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch phân công.
Như vậy, theo quy định trên thì Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch có trách nhiệm và quyền hạn như:
+ Chịu trách nhiệm về hoạt động của Hội đồng thẩm định quy hoạch; tổ chức, điều hành các cuộc họp của Hội đồng thẩm định quy hoạch;
+ Phân công nhiệm vụ cho thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch;
+ Phê duyệt báo cáo thẩm định quy hoạch.
Quy hoạch (Hình từ Internet)
Khi thẩm định quy hoạch cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định sẽ thực hiện nhiệm vụ gì?
Khi thẩm định quy hoạch thì cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định sẽ thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, nghiên cứu và xử lý hồ sơ, tài liệu trình thẩm định do cơ quan lập quy hoạch gửi tới Hội đồng thẩm định quy hoạch theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 37/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 58/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 12/08/2023) như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch
1. Tiếp nhận, nghiên cứu và xử lý hồ sơ, tài liệu trình thẩm định do cơ quan lập quy hoạch gửi tới Hội đồng thẩm định quy hoạch.
2. Xây dựng, trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch thông qua kế hoạch thẩm định quy hoạch hoặc kế hoạch thẩm định lại quy hoạch trong trường hợp quy hoạch chưa đủ điều kiện trình quyết định hoặc phê duyệt theo kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch.
3. Cung cấp hồ sơ, tài liệu cho thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch nghiên cứu tham gia ý kiến đối với quy hoạch.
4. Đề nghị Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch cho phép tổ chức họp, hội nghị, hội thảo đánh giá các chuyên đề liên quan đến quy hoạch trước khi họp Hội đồng thẩm định quy hoạch.
5. Tổng hợp các ý kiến nhận xét, đánh giá của thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch, ý kiến của tư vấn phản biện độc lập và các ý kiến khác (nếu có), báo cáo Hội đồng thẩm định quy hoạch.
6. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để Hội đồng thẩm định tiến hành phiên họp thẩm định quy hoạch.
7. Dự thảo báo cáo thẩm định quy hoạch, gửi xin ý kiến thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch trước khi tổ chức phiên họp thẩm định quy hoạch; xin ý kiến thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch thông qua dự thảo báo cáo thẩm định quy hoạch bằng phiếu đánh giá tại phiên họp thẩm định quy hoạch; lập biên bản họp thẩm định quy hoạch; hoàn thiện báo cáo thẩm định quy hoạch trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch xem xét, ban hành.
8. Yêu cầu cơ quan lập quy hoạch tiếp thu, giải trình và hoàn thiện hồ sơ quy hoạch theo báo cáo thẩm định quy hoạch.
9. Thực hiện rà soát hồ sơ quy hoạch đã được tiếp thu, giải trình theo báo cáo thẩm định quy hoạch như sau:
a) Gửi xin ý kiến và tổng hợp ý kiến rà soát bằng văn bản của các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch đối với hồ sơ quy hoạch cấp quốc gia và quy hoạch vùng đã được cơ quan lập quy hoạch tiếp thu, giải trình theo báo cáo thẩm định quy hoạch; đóng dấu; xác nhận vào hồ sơ, tài liệu quy hoạch;
b) Gửi xin ý kiến rà soát bằng văn bản của các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch đối với hồ sơ quy hoạch tỉnh đã được cơ quan lập quy hoạch tiếp thu, giải trình theo báo cáo thẩm định quy hoạch; tổng hợp ý kiến rà soát, trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, ban hành văn bản tổng hợp ý kiến rà soát.
10. Sử dụng kinh phí, bộ máy, phương tiện và con dấu của cơ quan, đơn vị mình để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trước đây, khi thẩm định quy hoạch cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định sẽ thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 37/2019/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch
1. Tiếp nhận, nghiên cứu và xử lý hồ sơ, tài liệu trình thẩm định do cơ quan lập quy hoạch gửi tới Hội đồng thẩm định quy hoạch.
2. Xây dựng, trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch thông qua kế hoạch tổ chức thẩm định quy hoạch hoặc thẩm định lại quy hoạch trong trường hợp quy hoạch chưa đủ điều kiện trình quyết định hoặc phê duyệt theo kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch.
3. Cung cấp hồ sơ, tài liệu cho thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch nghiên cứu tham gia ý kiến đối với quy hoạch.
4. Đề nghị Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch cho phép tổ chức họp, hội nghị, hội thảo đánh giá các chuyên đề liên quan đến quy hoạch trước khi họp Hội đồng thẩm định quy hoạch.
5. Tổng hợp các ý kiến nhận xét, đánh giá của ủy viên phản biện, ý kiến của thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch và ý kiến của tư vấn phản biện độc lập (nếu có), ý kiến của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược và các ý kiến khác, báo cáo Hội đồng thẩm định quy hoạch.
6. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để Hội đồng thẩm định tiến hành phiên họp thẩm định quy hoạch.
7. Lập Biên bản họp thẩm định quy hoạch.
8. Yêu cầu cơ quan lập quy hoạch chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện báo cáo quy hoạch, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và các tài liệu liên quan theo kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch.
9. Chủ trì, phối hợp với cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch rà soát các nội dung giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định, lập báo cáo thẩm định quy hoạch bao gồm cả nội dung thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch; lấy ý kiến bằng văn bản của các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch đối với dự thảo báo cáo thẩm định quy hoạch; hoàn thiện báo cáo thẩm định quy hoạch trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch phê duyệt.
10. Chủ trì, phối hợp với thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch rà soát hồ sơ, tài liệu quy hoạch đã được bổ sung, hoàn thiện theo kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch; đóng dấu; xác nhận vào hồ sơ, tài liệu quy hoạch.
11. Sử dụng kinh phí, bộ máy, phương tiện và con dấu của cơ quan, đơn vị mình để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Như vậy, thấy được rằng khi thẩm định quy hoạch cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định sẽ thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, nghiên cứu và xử lý hồ sơ, tài liệu trình thẩm định do cơ quan lập quy hoạch gửi tới Hội đồng thẩm định quy hoạch.
Trong Hội đồng thẩm định quy hoạch sẽ có bao nhiêu ủy viên phản biện?
Số lượng ủy viên phản biện trong Hội đồng thẩm định quy hoạch được quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 37/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 58/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 12/08/2023) như sau:
Ủy viên phản biện trong Hội đồng thẩm định quy hoạch
1. Hội đồng thẩm định quy hoạch phải có ít nhất 03 thành viên là ủy viên phản biện quy hoạch và có ít nhất 01 thành viên là ủy viên phản biện kết quả đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch cần lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; có thành viên là ủy viên phản biện sơ đồ, bản đồ quy hoạch nếu cần thiết.
...
Theo đó, trong Hội đồng thẩm định quy hoạch sẽ có ít nhất 03 thành viên là ủy viên phản biện quy hoạch.
Trước đây, số lượng ủy viên phản biện trong Hội đồng thẩm định quy hoạch được quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 37/2019/NĐ-CP như sau:
Ủy viên phản biện trong Hội đồng thẩm định quy hoạch
1. Hội đồng thẩm định quy hoạch phải có ít nhất 03 thành viên là ủy viên phản biện.
...
Như vậy, theo quy định thì trong Hội đồng thẩm định quy hoạch phải có ít nhất 03 thành viên là ủy viên phản biện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?