Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam bị xem xét miễn nhiệm trong các trường hợp nào?
- Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam bị xem xét miễn nhiệm trong các trường hợp nào?
- Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam sau khi bị miễn nhiệm vẫn phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với vấn đề gì?
- Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam do ai miễn nhiệm?
Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam bị xem xét miễn nhiệm trong các trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 29 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 quy định như sau:
Bãi nhiệm, miễn nhiệm
1. Chủ tịch, Phó chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc của Ngân hàng Phát triển Việt Nam bị xem xét bãi nhiệm, miễn nhiệm trong các trường hợp sau:
a) Năng lực hành vi dân sự bị hạn chế;
b) Có đơn xin từ chức (trong đó nêu rõ lý do xin từ chức);
c) Không tham gia các hoạt động của Hội đồng quản trị (đối với thành viên Hội đồng quản trị), Ban kiểm soát trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
d) Bị cơ quan có thẩm quyền xác định là vi phạm nghiêm trọng các quy định tại Điều 32 Điều lệ này;
đ) Không đảm bảo một trong các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 27 Điều lệ này.
...
Theo quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam bị xem xét miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
- Năng lực hành vi dân sự bị hạn chế;
- Có đơn xin từ chức (trong đó nêu rõ lý do xin từ chức);
- Không tham gia các hoạt động của Hội đồng quản trị (đối với thành viên Hội đồng quản trị), Ban kiểm soát trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
- Bị cơ quan có thẩm quyền xác định là vi phạm nghiêm trọng các quy định tại Điều 32 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015;
- Không đảm bảo một trong các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 27 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam sau khi bị miễn nhiệm vẫn phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với vấn đề gì?
Theo khoản 2 Điều 29 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 quy định như sau:
Bãi nhiệm, miễn nhiệm
...
2. Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc của Ngân hàng Phát triển Việt Nam sau khi bị miễn nhiệm, bãi nhiệm vẫn phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với các quyết định của mình trong thời gian đương nhiệm.
Theo quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam sau khi bị miễn nhiệm vẫn phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với các quyết định của mình trong thời gian đương nhiệm.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam bị xem xét miễn nhiệm trong các trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam do ai miễn nhiệm?
Theo khoản 2 Điều 13 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 quy định như sau:
Hội đồng quản trị và thành viên Hội đồng quản trị
1. Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam, thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu vốn nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, nhân danh Ngân hàng Phát triển Việt Nam để quyết định, thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu, Bộ Tài chính; chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu, Bộ Tài chính trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
2. Cơ cấu Hội đồng quản trị gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị khác, số thành viên của Hội đồng quản trị tối đa là 5 (năm) người, làm việc theo chế độ chuyên trách. Tổng giám đốc Ngân hàng phát triển Việt Nam là thành viên Hội đồng quản trị.
Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm; các thành viên Hội đồng quản trị còn lại do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm.
3. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 05 (năm) năm; nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá 05 (năm) năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Thành viên Hội đồng quản trị có thể bị miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc được bổ nhiệm bổ sung hoặc thay thế, khi đó nhiệm kỳ của thành viên mới là thời hạn còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng quản trị.
Tiêu chuẩn và điều kiện thành viên Hội đồng quản trị được thực hiện theo quy định tại Điều lệ này.
4. Hội đồng quản trị sử dụng con dấu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ của mình.
5. Hội đồng quản trị thành lập Ban thư ký Hội đồng quản trị; thành lập một số bộ phận chuyên môn để giúp việc Hội đồng quản trị sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Tài chính.
Chức năng nhiệm vụ cụ thể của Ban thư ký và các bộ phận chuyên môn do Hội đồng quản trị quyết định.
Chi phí hoạt động, tiền lương và tiền thưởng của Ban thư ký, của các bộ phận chuyên môn do Hội đồng quản trị quyết định theo chế độ quy định và được hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
6. Thù lao và các chi phí hợp lý khác của Hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quản trị khi thực hiện nhiệm vụ được giao được tính vào chi phí hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam; chế độ lương, thưởng của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị thực hiện theo quy định của pháp luật và Quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Theo quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ miễn nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?