Chủ tịch Hội đồng quản trị các doanh nghiệp nhà nước thực hiện công khai tài chính những nội dung nào?
Chủ tịch Hội đồng quản trị các doanh nghiệp nhà nước thực hiện công khai tài chính những nội dung nào?
Theo Điều 12 Quy chế công khai tài chính đối với các cấp NSNN, các đơn vị dự toán NS, các tổ chức được NSNN hỗ trợ, các dự án đầu tư XDCB có sử dụng vốn NSNN, các DNNN, các quỹ có nguồn từ NSNN và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 192/2004/QĐ-TTg quy định như sau:
Nội dung công khai tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước
Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước, thực hiện công khai các nội dung sau:
1. Tình hình tài chính của doanh nghiệp;
2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
3. Việc trích, lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp;
4. Các khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước của doanh nghiệp;
5. Các khoản thu nhập và thu nhập bình quân của người lao động;
6. Số vốn góp và hiệu quả góp vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp, tổ chức khác.
Theo quy định trên thì Chủ tịch Hội đồng quản trị các doanh nghiệp nhà nước thực hiện công khai tài chính các nội dung:
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp;
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
- Việc trích, lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp;
- Các khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước của doanh nghiệp;
- Các khoản thu nhập và thu nhập bình quân của người lao động;
- Số vốn góp và hiệu quả góp vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp, tổ chức khác.
Công khai tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu hình thức công khai tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước?
Theo Điều 13 Quy chế công khai tài chính đối với các cấp NSNN, các đơn vị dự toán NS, các tổ chức được NSNN hỗ trợ, các dự án đầu tư XDCB có sử dụng vốn NSNN, các DNNN, các quỹ có nguồn từ NSNN và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 192/2004/QĐ-TTg quy định như sau:
Hình thức và thời điểm công khai tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước:
Việc công khai những nội dung quy định tại Điều 12 của Quy chế này được thực hiện theo các hình thức: phát hành ấn phẩm; niêm yết tại doanh nghiệp; công bố trong hội nghị cán bộ, công nhân, viên chức của doanh nghiệp.
Việc công khai tài chính được thực hiện định kỳ hàng năm. Thời điểm công khai tài chính chậm nhất là 120 ngày, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
Theo đó, việc công khai những nội dung được thực hiện theo 03 hình thức:
- Phát hành ấn phẩm;
- Niêm yết tại doanh nghiệp;
- Công bố trong hội nghị cán bộ, công nhân, viên chức của doanh nghiệp.
Việc công khai tài chính được thực hiện định kỳ hàng năm. Thời điểm công khai tài chính chậm nhất là 120 ngày, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
Công khai tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước nhằm mục đích gì?
Theo Điều 1 Quy chế công khai tài chính đối với các cấp NSNN, các đơn vị dự toán NS, các tổ chức được NSNN hỗ trợ, các dự án đầu tư XDCB có sử dụng vốn NSNN, các DNNN, các quỹ có nguồn từ NSNN và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 192/2004/QĐ-TTg quy định như sau:
Mục đích công khai tài chính
Công khai tài chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức Nhà nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước; huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính; bảo đảm sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Căn cứ trên quy định công khai tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước nhằm mục đích:
- Phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức Nhà nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước;
- Huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính;
- Bảo đảm sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?