Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Từ thiện Công đoàn giao thông vận tải Việt Nam là ai? Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch?
- Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Từ thiện Công đoàn giao thông vận tải Việt Nam là ai?
- Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Từ thiện Công đoàn giao thông vận tải Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
- Đối tượng nào được nhận hỗ trợ tài trợ của Quỹ Từ thiện Công đoàn giao thông vận tải Việt Nam?
- Đối tượng được nhận hỗ trợ tài trợ của Quỹ Từ thiện Công đoàn giao thông vận tải Việt Nam cần đảm bảo được các điều kiện gì?
Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Từ thiện Công đoàn giao thông vận tải Việt Nam là ai?
Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Từ thiện Công đoàn giao thông vận tải Việt Nam theo khoản 1 Điều 9 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Quỹ Từ thiện Công đoàn giao thông vận tải Việt Nam được công nhận kèm theo Quyết định 106/QĐ-BNV năm 2021 quy định như sau:
Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ là công dân Việt Nam được Hội đồng quản lý quỹ bầu và là người đại diện theo pháp luật của Quỹ, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của Quỹ và có nhiệm kỳ cùng với nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý Quỹ.
Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Từ thiện Công đoàn giao thông vận tải Việt Nam (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Từ thiện Công đoàn giao thông vận tải Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ theo khoản 2 Điều 9 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Quỹ Từ thiện Công đoàn giao thông vận tải Việt Nam được công nhận kèm theo Quyết định 106/QĐ-BNV năm 2021 quy định như sau:
- Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ;
- Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng quản lý Quỹ hoặc để lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ;
- Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng quản lý Quỹ hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ;
- Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ;
- Thay mặt Hội đồng quản lý Quỹ ký các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ;
- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
Trường hợp vắng mặt thì Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ ủy quyền bằng văn bản cho Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ.
Đối tượng nào được nhận hỗ trợ tài trợ của Quỹ Từ thiện Công đoàn giao thông vận tải Việt Nam?
Theo khoản 1 Điều 18 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Quỹ Từ thiện Công đoàn giao thông vận tải Việt Nam được công nhận kèm theo Quyết định 106/QĐ-BNV năm 2021 quy định như sau:
Các đối tượng được nhận hỗ trợ tài trợ của Quỹ Từ thiện Công đoàn giao thông vận tải Việt Nam bao gồm:
- Đoàn viên công đoàn, công chức, viên chức, người lao động ngành Giao thông vận tải có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động, tai nạn giao thông, ốm đau mắc bệnh hiểm nghèo;
- Bố mẹ, vợ chồng, con đoàn viên công đoàn, công chức, viên chức, người lao động trong ngành bị khuyết tật, nhiễm chất độc màu da cam, bị bệnh hiểm nghèo; những người đã công tác trong ngành Giao thông vận tải có nhiều đóng góp gặp khó khăn;
- Các đơn vị trong ngành gặp phải khó khăn đặc biệt; thăm các đơn vị trực sản xuất trong các ngày lễ, tết, trực đảm bảo an toàn giao thông, các công trường trọng điểm của ngành;
- Các cựu thanh niên xung phong có hoàn cảnh khó khăn;
- Các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, cứu trợ xã hội, thiệt hại do ảnh hưởng của thiên tai, địch họa, dịch bệnh; xây dựng, tu sửa các di tích, tượng đài, nghĩa trang liệt sỹ ngành Giao thông vận tải;
- Các đối tượng khác do Hội đồng quản lý Quỹ xem xét hỗ trợ phù hợp với tôn chỉ mục đích của Quỹ và quy định pháp luật.
Đối tượng được nhận hỗ trợ tài trợ của Quỹ Từ thiện Công đoàn giao thông vận tải Việt Nam cần đảm bảo được các điều kiện gì?
Theo khoản 2 Điều 18 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Quỹ Từ thiện Công đoàn giao thông vận tải Việt Nam được công nhận kèm theo Quyết định 106/QĐ-BNV năm 2021 quy định như sau:
Các đối tượng quy định nêu trên được nhận hỗ trợ tài trợ của Quỹ Từ thiện Công đoàn giao thông vận tải Việt Nam cần đảm bảo được các điều kiện cụ thể sau đây:
(1) Là đoàn viên công đoàn, công nhân, công chức, viên chức, người lao động:
- Có thời gian làm việc từ đủ 03 (ba) tháng trở lên trong ngành Giao thông vận tải và có hoàn cảnh gia đình khó khăn;
- Không vi phạm pháp luật, thực hiện tốt nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị; bản thân, gia đình bị thiên tai, hỏa hoạn, mắc bệnh hiểm nghèo... theo đề nghị của cơ quan, đơn vị.
(2) Các cựu thanh niên xung phong có đủ các điều kiện sau:
- Tham gia các cuộc kháng chiến, xây dựng đất nước;
- Gia đình có hoàn cảnh khó khăn;
- Không vi phạm pháp luật, thực hiện tốt nội quy, quy định nơi cư trú; bản thân, gia đình bị thiên tai, hỏa hoạn, mắc bệnh hiểm nghèo theo đề nghị của Hội cựu thanh niên xung phong.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?