Chủ tịch Hội đồng chấm thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia là ai? Hội đồng chấm thi có cơ cấu và thành phần như thế nào?
- Chủ tịch Hội đồng chấm thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia là ai? Hội đồng chấm thi có cơ cấu và thành phần như thế nào?
- Ai có quyền đề nghị hình thức kỷ luật khi có trường hợp vi phạm Quy chế thi vượt quá quyền hạn xử lý của Chủ tịch Hội đồng chấm thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia?
- Nhiệm vụ, quyền hạn Chủ tịch Hội đồng chấm thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia như thế nào?
Chủ tịch Hội đồng chấm thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia là ai? Hội đồng chấm thi có cơ cấu và thành phần như thế nào?
Thành phần và cơ cấu của Hội đồng chấm thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được quy định tại khoản 2 Điều 28 Quy chế thi học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ ngày 25/11/2023) như sau:
Hội đồng chấm thi
...
2. Thành phần Hội đồng chấm thi:
a) Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Cục QLCL;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo một số đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT, Trưởng phòng của Cục QLCL;
c) Ủy viên: Lãnh đạo cấp phòng và công chức của một số đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT. Chủ tịch Hội đồng phân công tối thiểu 01 Ủy viên làm nhiệm vụ giám sát để giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng;
d) Tổ thư ký: Công chức, viên chức của các đơn vị thuộc Bộ GDĐT và giảng viên, giáo viên, chuyên viên của các cơ sở giáo dục đại học, trường THPT;
đ) Tổ chấm thi: Mỗi môn thi có một Tổ chấm thi do Tổ trưởng phụ trách trực tiếp. Các giám khảo là các nghiên cứu viên, chuyên viên, giảng viên đại học, giáo viên cấp THPT đã hoặc đang công tác, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 8 Quy chế này. Trong năm tổ chức thi, người có học sinh do mình trực tiếp dạy trên lớp tham gia kỳ thi hoặc chủ trì/phụ trách bồi dưỡng đội tuyển của đơn vị dự thi không được tham gia Tổ chấm thi;
e) Tổ làm phách: Công chức, viên chức, của các đơn vị thuộc Bộ GDĐT và giảng viên, giáo viên, chuyên viên của các cơ sở giáo dục đại học, trường THPT. Trong đó Tổ trưởng Tổ làm phách do Phó Chủ tịch Hội đồng hoặc Ủy viên Hội đồng kiêm nhiệm;
g) Lực lượng công an do Bộ Công an điều động;
h) Bảo vệ, y tế, nhân viên phục vụ: do Bộ GDĐT điều động.
...
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng chấm thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia là lãnh đạo Cục QLCL, và thành phần Hội đồng chấm thi gồm:
- Chủ tịch Hội đồng;
- Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Ủy viên;
- Tổ thư ký;
- Tổ chấm thi;
- Tổ làm phách;
- Lực lượng công an do Bộ Công an điều động;
- Bảo vệ, y tế, nhân viên phục vụ.
Trước đây, kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông, gọi tắt là kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia theo quy định tại Điều 3 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực từ ngày 25/11/2023).
Hội đồng chấm thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia có cơ cấu và thành phần theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT, khoản 1, khoản 2 Điều 2 Thông tư 02/2023/TT-BGDĐT như sau:
Hội đồng chấm thi
1. Hội đồng chấm thi do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập.
2. Cơ cấu và thành phần Hội đồng chấm thi:
a) Chủ tịch Hội đồng: lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng: lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng hoặc lãnh đạo Vụ Giáo dục Trung học hoặc Trưởng phòng Quản lý thi, Cục Quản lý chất lượng;
c) Thư ký: chuyên viên, nhân viên của Cục Quản lý chất lượng;
d) Mỗi môn thi có một tổ chấm thi do Tổ trưởng phụ trách trực tiếp. Các giám khảo là các chuyên gia khoa học, nghiên cứu viên, chuyên viên, giảng viên đại học, giáo viên giỏi cấp trung học phổ thông đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11 của Quy chế này; ngoài ra, các giáo viên giỏi cấp trung học phổ thông tham gia Hội đồng chấm thi phải là người thuộc biên chế của trường trung học phổ thông chuyên và không có học sinh dự thi tại năm tham gia Hội đồng chấm thi;
đ) Công an, bảo vệ, nhân viên phục vụ: cán bộ bảo vệ an ninh văn hóa tư tưởng, bảo vệ cơ quan, người làm công tác phục vụ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan hữu quan điều động.
...
Theo quy định trên, Hội đồng chấm thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập.
Chủ tịch Hội đồng chấm thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia là lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng.
Cơ cấu và thành phần Hội đồng chấm thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được quy định cụ thể trên.
Hội đồng chấm thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia (Hình từ Internet)
Ai có quyền đề nghị hình thức kỷ luật khi có trường hợp vi phạm Quy chế thi vượt quá quyền hạn xử lý của Chủ tịch Hội đồng chấm thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia?
Ai có quyền đề nghị hình thức kỷ luật khi có trường hợp vi phạm Quy chế thi vượt quá quyền hạn xử lý của Chủ tịch Hội đồng chấm thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thì theo khoản 3 Điều 28 Quy chế thi học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ ngày 25/11/2023) như sau:
Hội đồng chấm thi
...
3. Nhiệm vụ của Hội đồng chấm thi:
a) Kiểm tra và tiếp nhận địa điểm, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của Hội đồng chấm thi; nhận bàn giao toàn bộ bài thi, hồ sơ coi thi và chịu trách nhiệm bảo quản trong thời gian chấm thi; chấm bài thi của thí sinh theo Quy chế thi và văn bản hướng dẫn chấm thi; đề xuất phương án xử lý kết quả thi; làm phách, ghép phách, lên điểm thi;
b) Không chấm bài thi của những thí sinh vi phạm Quy chế thi đã bị Hội đồng coi thi lập biên bản đề nghị hủy kết quả thi; lập biên bản và báo cáo Trưởng ban Chỉ đạo thi về những bài thi vi phạm Quy chế thi bị xử lý, hủy kết quả do Hội đồng chấm thi phát hiện; đề nghị hình thức kỷ luật đối với các trường hợp vi phạm Quy chế thi vượt quá quyền hạn xử lý của Chủ tịch Hội đồng chấm thi.
...
Như vậy, Hội đồng chấm thi có quyền lập biên bản và báo cáo Trưởng ban Chỉ đạo thi về những bài thi vi phạm Quy chế thi bị xử lý, hủy kết quả do Hội đồng chấm thi phát hiện và đề nghị hình thức kỷ luật đối với các trường hợp vi phạm Quy chế thi vượt quá quyền hạn xử lý của Chủ tịch Hội đồng chấm thi.
Trước đây, quyền đề nghị hình thức kỷ luật với các trường hợp vi phạm Quy chế thi vượt quá quyền hạn xử lý của Chủ tịch Hội đồng chấm thi được quy định tại khoản 4 Điều 29 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực từ ngày 25/11/2023) như sau:
Hội đồng chấm thi
...
3. Nhiệm vụ của Hội đồng chấm thi:
a) Kiểm tra và tiếp nhận địa điểm, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của Hội đồng chấm thi;
b) Nhận bàn giao toàn bộ bài thi, hồ sơ coi thi và chịu trách nhiệm bảo quản trong thời gian chấm thi;
c) Làm phách bài thi, niêm phong đầu phách trước khi chấm thi;
d) Chấm bài thi của thí sinh theo Quy chế thi và văn bản hướng dẫn chấm thi;
đ) Đề xuất phương án xử lý kết quả thi;
e) Ghép phách, lên điểm thi.
4. Quyền hạn của Hội đồng chấm thi:
a) Không chấm bài thi của những thí sinh vi phạm Quy chế thi đã bị Hội đồng coi thi lập biên bản đề nghị hủy kết quả thi;
b) Lập biên bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xử lý, hủy kết quả của những bài thi vi phạm Quy chế thi do Hội đồng chấm thi phát hiện;
c) Đề nghị hình thức kỷ luật đối với các trường hợp vi phạm Quy chế thi vượt quá quyền hạn xử lý của Chủ tịch Hội đồng chấm thi.
...
Theo quy định trên, Hội đồng chấm thi có quyền đề nghị hình thức kỷ luật đối với các trường hợp vi phạm Quy chế thi vượt quá quyền hạn xử lý của Chủ tịch Hội đồng chấm thi.
Nhiệm vụ, quyền hạn Chủ tịch Hội đồng chấm thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia như thế nào?
Nhiệm vụ, quyền hạn Chủ tịch Hội đồng chấm thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được quy định tại khoản 4 Điều 28 Quy chế thi học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ ngày 25/11/2023) như sau:
- Điều hành toàn bộ công việc của Hội đồng chấm thi;
- Yêu cầu Tổ chấm thực hiện rà soát kết quả chấm, chấm lại, chấm chung một số bài thi khi thấy cần thiết;
- Đình chỉ việc chấm thi của giám khảo khi giám khảo cố tình vi phạm Quy chế thi;
- Xây dựng phương án xử lý kết quả thi, trình Trưởng ban Chỉ đạo thi phê duyệt;
- Xem xét và kết luận các hình thức kỷ luật đối với những người vi phạm Quy chế thi và các văn bản Hướng dẫn tổ chức thi;
- Đề nghị khen thưởng các thành viên có thành tích;
Bên cạnh đó, Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm cá nhân trước Bộ trưởng Bộ GDĐT và trước pháp luật về việc thực hiện các công việc được giao.
Trước đây, nhiệm vụ, quyền hạn Chủ tịch Hội đồng chấm thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được quy định tại điểm a khoản 5 Điều 29 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực từ ngày 25/11/2023) như sau:
Hội đồng chấm thi
...
5. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng chấm thi:
a) Chủ tịch Hội đồng:
- Điều hành toàn bộ công việc của Hội đồng chấm thi;
- Yêu cầu giám khảo chấm lại bài thi khi thấy cần thiết;
- Đình chỉ việc chấm thi của giám khảo khi giám khảo cố tình vi phạm Quy chế thi;
- Xây dựng phương án xử lý kết quả thi, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt;
- Xem xét và kết luận các hình thức kỷ luật đối với những người vi phạm Quy chế thi và các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi;
- Đề nghị khen thưởng các thành viên có thành tích.
b) Phó Chủ tịch Hội đồng giúp Chủ tịch Hội đồng trong công tác điều hành theo phân công của Chủ tịch Hội đồng.
c) Thư ký:
- Giúp lãnh đạo Hội đồng trong việc soạn thảo các văn bản, lập các bảng, biểu theo quy định, ghi biên bản các cuộc họp Hội đồng;
- Đánh phách, rọc phách bài thi; ghép phách, lên điểm thi;
- Thực hiện các công việc khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
d) Giám khảo:
- Thực hiện việc chấm thi theo các quy định tại khoản 2 Điều 31 của Quy chế này;
- Đề xuất phương án xử lý kết quả thi đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 33 và Điều 34 của Quy chế này, làm cơ sở để Chủ tịch Hội đồng chấm thi, Thường trực Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia xây dựng phương án xử lý kết quả thi, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
đ) Công an, bảo vệ, nhân viên phục vụ:
Thực hiện các công việc theo sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng.
6. Trách nhiệm của các thành viên Hội đồng chấm thi:
a) Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm cá nhân trước Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và trước pháp luật về việc thực hiện các công việc được giao;
b) Các thành viên còn lại của Hội đồng chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch Hội đồng và trước pháp luật về phần việc được phân công.
7. Thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện công tác giám sát các hoạt động của Hội đồng chấm thi.
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng chấm thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Điều hành toàn bộ công việc của Hội đồng chấm thi;
- Yêu cầu giám khảo chấm lại bài thi khi thấy cần thiết;
- Đình chỉ việc chấm thi của giám khảo khi giám khảo cố tình vi phạm Quy chế thi;
- Xây dựng phương án xử lý kết quả thi, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt;
- Xem xét và kết luận các hình thức kỷ luật đối với những người vi phạm Quy chế thi và các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi;
- Đề nghị khen thưởng các thành viên có thành tích.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?