Chủ thực vật khi phát hiện sinh vật gây hại lạ hoặc sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng thì cần phải báo cáo với cơ quan nào?

Tôi xin hỏi chủ thực vật khi phát hiện sinh vật gây hại lạ hoặc sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng thì cần phải báo cáo với cơ quan nào? Trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong công tác phòng chống sinh vật gây hại thực vật như thế nào? Câu hỏi của anh A đến từ (Cần Thơ).

Doanh nghiệp khi phát hiện sinh vật gây hại lạ hoặc sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng thì cần phải báo cáo với cơ quan nào?

Chủ thực vật khi phát hiện sinh vật gây hại lạ hoặc sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng thì cần phải báo cáo với cơ quan nào, căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 15 Luật Bảo vệ kiểm dịch thực vật 2013 quy định:

Quyền và nghĩa vụ của chủ thực vật
...
2. Chủ thực vật có nghĩa vụ sau đây:
a) Theo dõi, phát hiện kịp thời sinh vật gây hại và áp dụng biện pháp phù hợp để phòng, chống sinh vật gây hại thực vật hiệu quả, an toàn, không để lây lan;
b) Báo cáo ngay với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật nơi gần nhất khi phát hiện sinh vật gây hại lạ hoặc sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng;
c) Cung cấp thông tin về tình hình sinh vật gây hại thực vật, phối hợp và tạo điều kiện cho cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật thực hiện nhiệm vụ khi được yêu cầu;
d) Thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch khi có công bố dịch hại thực vật;
đ) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật này;
e) Khắc phục hậu quả hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại.

Theo quy định chủ thực vật có nghĩa vụ báo cáo ngay với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật nơi gần nhất khi phát hiện sinh vật gây hại lạ hoặc sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng.sinh vật gây hại

Chủ thực vật khi phát hiện sinh vật gây hại lạ hoặc sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng thì cần phải báo cáo với cơ quan nào? (Ảnh từ Internet)

Trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong phòng chống sinh vật gây hại thực vật như thế nào?

Trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật được quy định tại Điều 16 Luật Bảo vệ kiểm dịch thực vật 2013 như sau:

+ Điều tra, phát hiện sinh vật gây hại; xác định thời gian phát sinh, diện phân bố, mức độ gây hại của sinh vật gây hại. Thông báo kịp thời tình hình sinh vật gây hại và hướng dẫn biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật.

+ Tiếp nhận, xử lý thông tin và hướng dẫn các biện pháp xử lý đối với các sinh vật gây hại do chủ thực vật, tổ chức, cá nhân thông báo.

+ Xây dựng, duy trì hệ thống giám sát, cảnh báo sinh vật gây hại, biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật; xây dựng cơ sở dữ liệu về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

+ Chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trong phòng, chống sinh vật gây hại thực vật.

+ Tập huấn nâng cao kiến thức cho cán bộ, kỹ thuật viên bảo vệ thực vật và người sản xuất.

+ Tham mưu cho cơ quan quản lý nhà nước để chỉ đạo và tổ chức việc phòng, chống sinh vật gây hại thực vật; kiểm tra, xác minh tình hình sinh vật gây hại để đề xuất công bố dịch và công bố hết dịch hại thực vật; đề xuất cấp thuốc bảo vệ thực vật dự trữ quốc gia, chính sách hỗ trợ chống dịch và khôi phục, phát triển sản xuất.

+ Đánh giá, xác định thiệt hại do dịch hại thực vật gây ra và đề xuất mức hỗ trợ, các biện pháp khắc phục.

+ Thông tin và hướng dẫn biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật; hướng dẫn các biện pháp chống dịch, theo dõi, tổng hợp, đánh giá hiệu quả chống dịch.

+ Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất công tác bảo vệ thực vật, kết quả chống dịch khi có công bố dịch hại thực vật ở địa phương với cơ quan quản lý trực tiếp và cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp trên.

Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phòng chống sinh vật gây hại thực vật như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Luật Bảo vệ kiểm dịch thực vật 2013 thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:

+ Chỉ đạo cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan của tỉnh thực hiện các biện pháp để nhanh chóng khống chế, dập tắt dịch, ngăn ngừa dịch lây lan sang các vùng khác;

+ Bố trí, huy động nguồn lực tại địa phương để phòng, chống dịch;

+Chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến các biện pháp chống dịch trên địa bàn;

+ Tăng cường thanh tra, kiểm tra, thực hiện bình ổn giá vật tư nông nghiệp trong chống dịch;

+ Thực hiện các chính sách hỗ trợ chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch gây ra, ổn định đời sống, khôi phục sản xuất;

+ Đề xuất Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu chống dịch vượt quá khả năng của địa phương;

+ Báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả chống dịch và thực hiện chính sách hỗ trợ chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch gây ra, ổn định đời sống và khôi phục sản xuất.

Sinh vật gây hại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chủ thực vật khi phát hiện sinh vật gây hại lạ hoặc sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng thì cần phải báo cáo với cơ quan nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp khi phát hiện có sinh vật gây hại rừng trên diện tích rừng được giao thì phải tiến hành báo ngay cho cơ quan nào?
Pháp luật
Sinh vật gây hại trên nhóm cây rau gồm những loại nào? Có thể tiến hành điều tra sinh vật gây hại bổ sung khi nhận thấy tình hình cần thiết hay không?
Pháp luật
Thiết bị trong phòng chuyên dùng phục vụ điều tra sinh vật gây hại trên nhóm cây công nghiệp gồm những gì?
Pháp luật
Việc điều tra sinh vật gây hại trên nhóm cây ăn quả được tiến hành định kỳ bao nhiêu ngày một lần?
Pháp luật
Sổ theo dõi sinh vật gây hại trên nhóm cây ăn quả gồm những loại nào? Việc điều tra sinh vật gây hại được thực hiện theo nguyên tắc gì?
Pháp luật
TCVN 13268-1:2021 về phương pháp điều tra sinh vật gây hại nhóm cây lương thực như thế nào?
Pháp luật
Nhập khẩu vi sinh vật ngoại lai xâm hại có thể bị phạt hành chính lên tới 400 triệu đồng từ ngày 25/8/2022?
Pháp luật
Nuôi sâu số lượng lớn để làm thức ăn cho chim cảnh gây thiệt hại có được xem là hành vi phát tán sinh vật gây hại không? Nếu loài sâu này bị phát tán ra bên ngoài sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Trong kiểm dịch thực vật hành vi nhận nuôi sinh vật gây hại có phải là hành vi bị nghiêm cấm không ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sinh vật gây hại
380 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sinh vật gây hại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sinh vật gây hại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào