Chủ thể duy nhất có thẩm quyền ban hành danh mục bí mật nhà nước là Thủ tướng Chính phủ có đúng không?
Bảo vệ bí mật nhà nước là trách nhiệm của ai?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 về nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước như sau:
Nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước
1. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Bảo vệ bí mật nhà nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước bảo đảm đúng mục đích, thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
4. Chủ động phòng ngừa; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
5. Bí mật nhà nước được bảo vệ theo thời hạn quy định của Luật này, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trong việc bảo vệ bí mật nhà nước phải dựa theo những nguyên tắc sau:
- Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Bảo vệ bí mật nhà nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước bảo đảm đúng mục đích, thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Chủ động phòng ngừa; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
- Bí mật nhà nước được bảo vệ theo thời hạn quy định của Luật này, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của pháp luật.
Như vậy, bảo vệ bí mật nhà nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đây cũng là một trong những nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
Chủ thể duy nhất có thẩm quyền ban hành danh mục bí mật nhà nước là Thủ tướng Chính phủ có đúng không? (Hình từ internet)
Chủ thể duy nhất có thẩm quyền ban hành danh mục bí mật nhà nước là Thủ tướng Chính phủ có đúng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định về việc ban hành danh mục bí mật nhà nước như sau:
Ban hành danh mục bí mật nhà nước
1. Căn cứ vào quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục bí mật nhà nước.
...
Ngoài ra, khoản 1 Điều 9 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 được hướng dẫn bởi Mục 2 Công văn 4114/BCA-ANCTNB năm 2022 như sau:
Ban hành danh mục bí mật nhà nước
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Thủ tướng Chính phủ là chủ thể duy nhất có thẩm quyền ban hành danh mục bí mật nhà nước; các cơ quan, tổ chức (gồm cả tổ chức đảng) chỉ triển khai áp dụng trực tiếp 35 danh mục bí mật nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ đã ban hành và không được tự ban hành danh mục bí mật nhà nước.
Như vậy, căn cứ vào quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục bí mật nhà nước.
Và chủ thể duy nhất có thẩm quyền ban hành danh mục bí mật nhà nước là Thủ tướng Chính phủ; các cơ quan, tổ chức (gồm cả tổ chức đảng) chỉ triển khai áp dụng trực tiếp 35 danh mục bí mật nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ đã ban hành và không được tự ban hành danh mục bí mật.
Người nào sẽ có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước của Đảng?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định như sau:
Ban hành danh mục bí mật nhà nước
...
2. Người có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước bao gồm:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ lập danh mục bí mật nhà nước của ngành, lĩnh vực quản lý;
b) Chánh Văn phòng Trung ương Đảng lập danh mục bí mật nhà nước của Đảng;
c) Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội lập danh mục bí mật nhà nước của tổ chức chính trị - xã hội;
d) Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội lập danh mục bí mật nhà nước của Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội;
đ) Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước lập danh mục bí mật nhà nước của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước;
e) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước lập danh mục bí mật nhà nước của ngành, lĩnh vực quản lý.
...
Theo đó, người có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước của Đảng là Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phụ cấp trách nhiệm là gì? Mức phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức?
- Chi phí bảo trì công trình xây dựng có bao gồm toàn bộ các nội dung chi phí trong thực hiện bảo trì công trình xây dựng không?
- Tổng cục Thuế giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện các công việc gì theo quy định của pháp luật?
- Đảng viên ngoại tình có bị khai trừ ra khỏi Đảng không? Đảng viên ly hôn có vi phạm pháp luật không?
- Giáo dục đại học là gì? Giáo dục đại học đào tạo trình độ nào theo quy định pháp luật về giáo dục?