Chủ tàu cá nước ngoài không tiếp nhận giám sát viên có bị xử phạt không? Cơ quan nào có thẩm quyền bổ nhiệm giám sát viên trên tàu cá nước ngoài?
Cơ quan nào có thẩm quyền cử giám sát viên trên tàu cá nước ngoài?
Theo quy định tại Điều 58 Luật Thủy sản 2017 về giám sát viên trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam
Giám sát viên trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam
1. Tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải có giám sát viên trong trường hợp sau đây:
a) Khai thác thủy sản;
b) Điều tra nguồn lợi thủy sản;
c) Huấn luyện kỹ thuật, chuyển giao công nghệ về thủy sản.
2. Giám sát viên phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Là công chức, viên chức kiêm nhiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cử;
b) Có đủ sức khỏe và khả năng đi biển;
c) Có trình độ chuyên môn về lĩnh vực giám sát;
d) Thông thạo tiếng Anh hoặc ngôn ngữ thông dụng của quốc gia, vùng lãnh thổ có tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam.
3. Trường hợp có công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam theo dự án hoặc hợp đồng đã được phê duyệt thì không cử giám sát viên.
Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thẩm quyền cử giám sát viên trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam.
Ngoài ra, giám sát viên trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:
- Là công chức, viên chức kiêm nhiệm
- Có đủ sức khỏe và khả năng đi biển;
- Có trình độ chuyên môn về lĩnh vực giám sát;
- Thông thạo tiếng Anh hoặc ngôn ngữ thông dụng của quốc gia, vùng lãnh thổ có tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam.
Cơ quan nào có thẩm quyền cử giám sát viên trên tàu cá nước ngoài? (Hình từ Internet)
Chủ tàu cá nước ngoài không tiếp nhận giám sát viên có bị xử phạt không?
Tại điểm đ khoản 2 Điều 57 Luật Thủy sản 2017 quy định về Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam có nghĩa vụ sau đây:
...
đ) Tuân thủ yêu cầu của giám sát viên; bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt cho giám sát viên; tiếp nhận, trả giám sát viên đúng địa điểm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận;
...
Như vậy, chủ tàu cá nước ngoài có tàu khai thác thủy sản tại Việt Nam thì phải tiếp nhận giám sát viên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cử.
Căn cứ vào Điều 26 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm quy định về hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước khi đưa tàu vào vùng biển Việt Nam theo quy định;
b) Cập không đúng cảng được ghi trong Giấy phép hoạt động thủy sản;
c) Không mang đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
d) Không có hoặc không ghi hoặc ghi không đầy đủ hoặc không nộp nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản hoặc không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định;
đ) Không tiếp nhận giám sát viên hoặc trả giám sát viên không đúng địa điểm hoặc không bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt cho giám sát viên theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động không đúng vùng, nghề, lĩnh vực hoạt động ghi trong giấy phép hoạt động thủy sản.
3. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động thủy sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Theo đó, việc chủ tàu cá nước ngoài có hoạt động khai thác thủy sản tại Việt Nam nhưng không tiếp nhận giám sát viên thì sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Đồng thời, chủ tàu cá nước ngoài sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Lưu ý: Mức xử phạt nêu trên là mức xử phạt đối với cá nhân. Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2024/NĐ-CP.
Giám sát viên có quyền và trách nhiệm gì?
Quyền và trách nhiệm của giám sát viên được quy định tại Điều 58 Luật Thủy sản 2017 như sau:
(1) Quyền của giám sát viên:
- Yêu cầu thuyền viên và người làm việc trên tàu thực hiện đúng quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định ghi trong giấy phép;
- Yêu cầu thuyền trưởng đưa tàu về cảng gần nhất trong trường hợp phát hiện người và tàu nước ngoài có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam;
- Kiểm tra, giám sát hoạt động trên tàu; thiết bị dò cá, thông tin liên lạc của tàu;
- Sử dụng các thiết bị thông tin liên lạc của tàu để làm việc khi cần thiết;
- Được mua bảo hiểm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giám sát trên tàu;
- Được chủ tàu bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt trên tàu;
- Được hưởng chế độ lương, công tác phí, bồi dưỡng đi biển và các chế độ khác theo quy định của Chính phủ;
- Được hưởng các chế độ bồi dưỡng, thù lao khác từ đối tác hợp tác nếu có ghi trong hiệp định, dự án hoặc hợp đồng hợp tác.
(2) Trách nhiệm của giám sát viên:
- Giám sát các hoạt động và việc tuân thủ pháp luật Việt Nam của người và tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam;
- Báo cáo đầy đủ, kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các thông tin liên quan đến hoạt động của tàu nước ngoài theo nhiệm vụ được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?